Những năm qua, phong trào thi đua "Dân vận khéo” trên địa bàn huyện Lạc Thủy được các cấp, các ngành triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, phong trào thi đua "Dân vận khéo" trên lĩnh vực phát triển kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh, xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, góp phần giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.


Người dân xã Thống Nhất (Lạc Thủy) phát triển chăn nuôi bò cho hiệu quả kinh tế cao.

Với lợi thế đất lâm nghiệp, gia đình ông Bùi Văn Đợ, thôn Cui, xã Hưng Thi phát triển mô hình trồng rừng sản xuất quy mô 10 ha; trung bình mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Mô hình tạo việc làm cho khoảng 20 lao động thời vụ, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc. Có điều kiện về kinh tế, gia đình ông tích cực tham gia công tác từ thiện, nhân đạo của địa phương, nhận đỡ đầu cháu Bùi Thị Ngân Thương (sinh năm 2008) ở cùng thôn mồ côi cả cha, mẹ.

Nhận thấy nhu cầu thị trường đối với sản phẩm mật ong lớn, từ năm 2008, gia đình ông Dương Văn Ưu, thôn Hồng Phong, xã Yên Bồng cải tạo đất vườn để nuôi ong. Hiện ông nuôi khoảng 100 đàn ong trên khu vườn rộng 4.000m2. Ông Ưu đã áp dụng công nghệ 4.0 vào việc kinh doanh của gia đình. Sản phẩm mật ong được chào bán, giới thiệu và cung cấp qua trang facebook cá nhân, nhờ đó khách hàng không chỉ giới hạn trong khu vực lân cận mà còn trải khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Mỗi ngày gia đình ông xuất bán khoảng 20 - 30 lít mật. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 200 triệu đồng/năm. Mô hình nuôi ong lấy mật được nhiều hộ trong huyện học tập áp dụng phát triển kinh tế gia đình.

Đây là 2 mô hình điển hình lĩnh vực kinh tế cho hiệu quả và có hiệu ứng lan tỏa trên địa bàn huyện Lạc Thủy.

Thời gian qua, thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo” trong lĩnh vực kinh tế, các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa... Nhiều mô hình, điển hình trong lĩnh vực kinh tế tiếp tục được duy trì, nhân rộng, tiêu biểu như: mô hình chăn nuôi gà, bò sinh sản, mây tre đan, góp vốn xoay vòng, chăn nuôi bò sữa, nuôi ong lấy mật, mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Đến nay, toàn huyện xây dựng được 25 mô hình điển hình lĩnh vực kinh tế cho hiệu quả cao. Đặc biệt, trong xây dựng nông thôn mới, phong trào thi đua "Dân vận khéo” đã phát huy vai trò chủ thể của nhân dân. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư, từng bước hiện đại, cơ bản đảm bảo phục vụ tốt hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và đời sống dân sinh. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Đồng chí Bùi Thị Phương Loan, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Lạc Thủy cho biết: Việc chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình "Dân vận khéo” về phát triển kinh tế đã góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân. Hàng năm, triển khai thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo", các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tích cực vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị... Thực tế, nơi nào có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác dân vận thì diện mạo nơi đó ngày càng phát triển, phong trào luôn được duy trì và giữ vững. Bên cạnh đó, nội dung, phương thức vận động cũng phải không ngừng đổi mới, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, có như vậy mới huy động được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, các phong trào thi đua yêu nước đi vào chiều sâu, tạo niềm tin và sự đồng thuận cao trong nhân dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.



Hải Linh


Các tin khác


UBND tỉnh kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng 

Sáng 20/6, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Với việc xác định đúng thế mạnh của từng vùng, từng địa phương trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nông dân các địa phương trong tỉnh đã từng bước thay đổi tư duy sản xuất, tiếp cận thị trường cũng như ứng dụng khoa học công nghệ để gia tăng giá trị sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xã Kim Lập dồn sức xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Kim Lập (Kim Bôi) đã đạt 13/19 tiêu chí. Hiện cấp uỷ, chính quyền và nhân dân trong xã dồn sức phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích NTM vào cuối năm 2024.

Siết chặt quản lý thị trường vàng

Ngày 15/6/2024, khoảng cách giữa giá vàng miếng SJC và các loại vàng khác với giá thế giới đã được thu hẹp, chỉ còn 5 triệu đồng, đây là mức chênh lệch thấp chưa từng có. Kết quả này là nhờ việc triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp quản lý, ổn định thị trường vàng từ T.Ư đến địa phương.

Vốn chính sách giúp nông dân xã Đông Lai giảm nghèo bền vững

Với số hộ hội viên nông dân (HVND) chiếm gần 70% hộ nông nghiệp, thời gian qua, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều HVND ở xã Đông Lai (Tân Lạc) đã mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương. Đến nay, đã có hàng trăm HVND trong xã được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi, góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.

Huyện Mai Châu: 17,7 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu, 5 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã giải ngân vốn trên 80 tỷ đồng/9 chương trình tín dụng cho 1.602 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, trong đó cho hơn 300 hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn vay vốn với tổng số tiền 17,7 tỷ đồng. Đến nay, tổng dư nợ chương trình tín dụng này đạt hơn 91 tỷ đồng, cao thứ hai trong số các chương trình tín dụng mà Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu đang quản lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục