Do ảnh hưởng của mưa lớn từ chiều 15/7 đến sáng 16/7 đã gây thiệt hại trên địa bàn huyện Lạc Sơn, chủ yếu về nhà ở, giao thông và sản xuất. Cụ thể, về nhà cửa có 4 hộ dân ở xã Quý Hoà, 1 hộ dân ở xã Mỹ Thành bị đất đá sạt lở làm hư hỏng nhà và vùi lấp một số tài sản, giá trị thiệt hại ước 850 triệu đồng. Tại 2 xã Quý Hoà, Tân Lập xảy ra ngập úng ảnh hưởng đến hơn 18 ha lúa mới cấy và hoa màu, thiệt hại trên 400 triệu đồng.



Lực lượng chức năng trực tại ngầm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) hướng dẫn, hỗ trợ người dân đi qua ngầm tràn.

Về giao thông, tuyến đường xóm Thung - xã Quý Hoà có 30m đường bê tông bị nước xói, vùi lấp 1 cống thoát nước và 1 ngầm bị ảnh hưởng; đường liên xóm Dóm Bái – xã Miền Đồi bị sạt lở khoảng 6 m; đường tránh ngập thuộc dự án hồ Cánh Tạng xã Yên Phú - Bình Hẻm có 4 điểm bị sạt tà luy dương. Tổng thiệt hại của mưa lớn ước trên 1,6 tỷ đồng, trên địa bàn không xảy ra thiệt hại về người.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lớn khẩn trương khắc phục thiên tai. Tại các điểm sạt lở, nguy cơ sạt lở, các tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng do thiên tai xử lý khắc phục tạm thời với phương châm "4 tại chỗ” để đảm bảo giao thông không bị ách tắc; chủ động sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; bố trí lực lượng, phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác ứng phó với các tình huống thiên tai, kịp thời ổn dịnh đời sống nhân dân.

Bùi Minh

Các tin khác


Trao “cần câu” giúp đổi thay cuộc sống

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) đã tiếp sức cho hộ nghèo huyện Tân Lạc, góp phần cùng địa phương triển khai hiệu quả hơn các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).

Huyện Lạc Thủy phát triển vùng động lực kinh tế

Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 03/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đưa thị trấn Chi Nê cùng 6 xã của huyện Lạc Thủy vào vùng động lực kinh tế của tỉnh. Qua hơn 6 năm thực hiện Nghị quyết, huyện Lạc Thủy đã tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp và một số ngành kinh tế trọng điểm. Qua đó góp phần quan trọng phát triển KT - XH của huyện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo tiền đề thu hút đầu tư.

Hiệu quả từ ủy thác vốn qua các tổ chức chính trị - xã hội

Những năm qua, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), chương trình ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên tiếp cận vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững. Qua đó góp phần tích cực trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh.

“Phục vụ tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”

Một ngày giữa tháng 6, ông Bàn Tiến Sự ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đến điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đặt tại trụ sở UBND xã Toàn Sơn để làm thủ tục vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo. Thủ tục nhanh gọn, cán bộ ngân hàng làm việc chuyên nghiệp nên ông không mất nhiều thời gian.

Vốn chính sách giúp hộ nghèo vươn lên

Từ nguồn vốn các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến được các bản làng xa xôi, đúng đối tượng thụ hưởng đã góp phần quan trọng giúp các hộ vươn lên thoát nghèo.

“Trụ cột” giảm nghèo bền vững

Hơn 20 năm hiện diện, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành "trụ cột” quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Tín dụng chính sách (TDCS) đã giúp hàng vạn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt lên khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục