Mặc dù lãi suất (LS) huy động giảm mạnh trong thời gian gần đây nhưng LS cho vay đối với VND vẫn ở mức rất cao. Nhiều doanh nghiệp ở những lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu... vẫn phải chịu LS rất cao, thậm chí không tiếp cận được vốn.

Trước đó, vào giữa tháng 6, Thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã có công văn yêu cầu các NH phải tiết kiệm chi phí để giảm dần LS cho vay.

Cầm cự...

So với một tháng trước LS cho vay đã hạ nhiệt nhưng trung bình vẫn trên 23%/năm, trong khi các doanh nghiệp cho rằng mức LS hợp lý để các doanh nghiệp tiếp tục duy trì sản xuất khoảng 17%/năm.

Bà Trương Thúy Liên, giám đốc Công ty TNHH giày Liên Phát (Bình Dương), cho biết cần vay khoảng 5 tỉ đồng để xây dựng nhà xưởng ở Vũng Tàu và làm vốn lưu động nhưng NH thông báo LS 22-24%/năm. Với LS này lợi nhuận của doanh nghiệp không đủ trả lãi NH nên doanh nghiệp không dám vay.

"Dù giá xuất khẩu hạt điều hiện nay đã tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái và còn tiếp tục tăng nữa do nhu cầu thị trường cao, nhưng các doanh nghiệp không có vốn để giữ hàng lại, chờ thời điểm bán thích hợp"

Ông Nguyễn Thái Học (chủ tịch Hiệp hội điều VN)

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thùy Dung, giám đốc Công ty cổ phần Bình Nam (TP.HCM), chuyên doanh trong lĩnh vực kính xây dựng - mỹ thuật, cho hay đang phải cầm cự với LS trung bình 20,5%/năm, tăng gần gấp đôi so với hai năm trước.

Lãi suất vay cao, doanh nghiệp phải nâng giá bán sản phẩm lên để bù đắp vào chi phí này, nhưng “đâu phải thị trường nào cũng chấp nhận việc tăng giá mãi” - bà nói.

Trong khi đó với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông lâm thủy sản cũng phải xoay xở đủ cách để tồn tại. Ông Hoàng Mạnh Bình, giám đốc Công ty TNHH Việt Sơn, chuyên chế biến và xuất khẩu hạt điều, cho biết đang phải vay với LS lên đến 22%/năm, chưa kể các chi phí khác.

Năm nay hạn mức tín dụng mà NH dành cho doanh nghiệp giảm, trong khi giá điều nguyên liệu lại tăng gấp đôi so với năm 2010 nên lượng điều thô mà doanh nghiệp có thể mua chỉ bằng một nửa so với năm ngoái. LS cao, thay vì mua điều thô cất vào kho, hiện các doanh nghiệp chỉ mua lượng hàng vừa đủ để sản xuất, hoặc mua điều đã tách vỏ của các cơ sở sản xuất thủ công để sơ chế xuất khẩu ngay. “Làm như thế này thì lợi nhuận giảm đáng kể so với trước nhưng an toàn” - ông Bình nói.

Ông Nguyễn Đức Thanh, tổng giám đốc Công ty TNHH chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Tân An (Tanimexco), cho biết với LS trung bình 18-20%/năm nhiều doanh nghiệp không dám vay. Theo thống kê của Hiệp hội điều VN (Vinacas), trong các yếu tố đẩy giá thành sản xuất điều những tháng đầu năm, chi phí LS chỉ đứng hàng thứ hai (sau chi phí nguyên liệu).

Theo ông Nguyễn Thái Học, chủ tịch Vinacas, việc NH siết tín dụng và đẩy LS lên cao khiến giá thành sản xuất tăng và làm sản lượng chế biến của ngành điều giảm 30% so với năm 2010. Mặc dù hiệp hội đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn.

Tương tự, với ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản, LS cao cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá thành sản xuất tôm đông lạnh của VN cao hơn các nước trong khu vực 1-1,5 USD/kg, gây bất lợi cho doanh nghiệp khi cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực ASEAN. LS cao như thời gian qua cộng với giá tôm nguyên liệu đắt đỏ cũng khiến nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng để giữ công nhân và khách hàng.

Thêm tiền mới giảm được lãi suất

Thị trường đã xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi cho việc giảm LS, các mức LS định hướng cho LS trên thị trường như LS trái phiếu Chính phủ gần đây đã xuống dưới mức 14%/năm, trong khi LS trên thị trường liên NH kỳ hạn bảy ngày cũng giảm còn 14,5%/năm, kỳ hạn 1 tháng dao động quanh 15%/năm.

Các NH đã giảm mạnh LS huy động vốn trên thị trường dân cư chỉ còn 14-15%/năm. Trong khi đó các NH cổ phần đã cho vay chạm ngưỡng 20%, do vậy không dám đẩy mạnh huy động bằng mọi giá như trước. Theo NH Nhà nước, với các yếu tố như trên, mặt bằng LS huy động buộc phải giảm, kéo LS cho vay giảm theo.

Thực tế nửa tháng sau khi LS huy động hạ nhiệt, các NH đã bắt đầu giảm LS cho vay nhưng mức giảm còn rất khiêm tốn, chỉ 0,7-1%/năm, dao động 20-21%/năm. Theo các NH, cần thêm khoảng một tháng nữa khi nguồn vốn huy động theo LS cao giảm dần thì NH mới có thể giảm thêm LS cho vay.

Tuy nhiên, các NH cho biết LS vay bao nhiêu còn tùy thuộc người vay. Nếu người vay sử dụng các dịch vụ của NH theo kiểu trọn gói, chắc chắn LS cho vay sẽ thấp hơn. Nhiều NH đã đưa nội dung sử dụng dịch vụ NH trở thành điều kiện bắt buộc khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.

Phó tổng giám đốc một NH cho biết tăng trưởng tín dụng đến giữa tháng 6 đã đạt 17,3%/năm, do vậy nhu cầu vốn để cho vay sáu tháng cuối năm rất ít, thay vào đó NH tập trung cơ cấu lại nợ. Nhu cầu huy động vốn giảm sẽ tạo áp lực buộc NH phải giảm LS huy động, từ đó kéo LS cho vay giảm theo. Theo vị phó tổng giám đốc này, mặt bằng LS cho vay mới sẽ hình thành trong tháng 7, sau đó sẽ linh hoạt điều chỉnh theo tín hiệu thị trường.

Tuy nhiên, theo các NH, LS khó giảm nhanh do huy động vốn vẫn khó khăn. Người dân không mặn mà gửi VND với LS chỉ 14-15%/năm trong khi lạm phát sáu tháng đã chạm ngưỡng 14%/năm. Huy động vốn toàn nền kinh tế đến 10-6 chỉ mới tăng 2,37% trong khi cho vay tăng 7,05%.

Các chuyên gia cho rằng dù NH Nhà nước đã yêu cầu các NH phải tiết kiệm chi phí để giảm dần LS cho vay, nhưng thực tế các NH rất khó giảm nhanh LS do thời gian qua đã vét kho để cho vay. Vốn ít, cho vay nhiều, LS phải tăng. Để giảm LS, thị trường cần sự điều tiết vốn từ NH Nhà nước.

Thế nhưng hoạt động bơm tiền của NH Nhà nước thời gian qua được coi là quá thận trọng, đến ngày 20-6 tổng phương tiện thanh toán mới tăng 2,45% trong khi mức cho phép của cả năm 2011 là 16%. Để giảm LS, theo các chuyên gia, cách điều hành của NH Nhà nước nên mềm mỏng hơn, uyển chuyển hơn, không nên quá cứng nhắc như thời gian qua.

                                                                             Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nông dân xã Phú Minh (Kỳ Sơn) làm đất gieo mạ  chuẩn bị cho vụ mùa.
Không có hình ảnh

Vẫn có vốn cho vay phi sản xuất

Nhiều ngân hàng (NH) tuyên bố đóng cửa cho vay đối với tiêu dùng, mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô... (gọi chung là phi sản xuất), nhưng không phải cánh cửa đã khép hoàn toàn. Các NH còn hạn mức vẫn cho vay nhưng điều kiện ngặt nghèo hơn.

6/7 mặt hàng thiết yếu tăng giá mạnh

Kết quả kiểm tra giá cả 7 mặt hàng thiết yếu tại 21 doanh nghiệp (DN) do Bộ Tài chính thực hiện cho thấy hầu như đều tăng mạnh, ngoại trừ đường ăn.

70 ĐV- TN tham gia tập huấn nghiệp vụ vay vốn Ngân hàng CSXH

(HBĐT) - Ngày 28/6, tại Nhà văn hóa phường Hữu Nghị, Thành đoàn Hòa Bình phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ vay vốn giải quyết việc làm cho 70 cán bộ Đoàn, ĐV- TN có nhu cầu vay vốn.

Nuôi cá đặc sản - thế mạnh phát triển nghề thủy sản của tỉnh

(HBĐT) - Với điều kiện địa lý, tự nhiên đặc thù, tỉnh có nhiềm tiềm năng để phát triển nuôi các loại cá đặc sản- hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho các hộ chăn nuôi. Cùng với các giống cá truyền thống như: trôi, chép, trắm cỏ…, tỉnh còn có nhiều giống cá có giá trị kinh tế cao như: lăng, dầm xanh, anh vũ... được ưa chuộng trên thị trường.

Chuyển biến mới sau cổ phần hóa doanh nghiệp

(HBĐT) - Sau hơn 1 năm thực hiện chuyển đổi từ doanh nghiệp công ích sang hình thức cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình đã có sự thay đổi lớn “về chất”. Cụ thể, năng lực, quy mô hoạt động được tăng cường và mở rộng, các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh, việc làm, đời sống cho người lao động được cải thiện mạnh, cán bộ công nhân lao động đã thích ứng với cơ chế quản lý mới, yên tâm tin tưởng vào định hướng phát triển của công ty.

Nông dân một nắng hai sương nhưng đến mùa thu hoạch, lúa trổ bông mà không cho hạt

Chúng tôi về xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng vào cuối mùa gặt vụ chiêm xuân 2011, trong khi có những cánh đồng vụ mùa bội thu thì cũng có những cánh đồng người dân không thèm gặt mà bỏ mặc cho lúa vàng úa, vịt đồng giày xéo và đem máy cắt cỏ đến dọn ruộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục