Khách hàng đến giao dịch tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn.

Khách hàng đến giao dịch tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn.

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác tín dụng ngân hàng đã hướng mạnh vào phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, góp phần thực hiện CNH - HĐH, đảm bảo an sinh xã hội.

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 54 điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng từ 2 chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước, 2 chi nhánh Ngân hàng Thương mại ngoài quốc doanh, 1 chi nhánh Ngân hàng CS-XH, 1 chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT, 4 quỹ tín dụng nhân dân. Sự phát triển mạnh mẽ này cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển KT-XH địa phương. Trong năm 2011, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Nhờ vậy, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch được cấp trên giao, phục vụ phát triển KT-XH của địa phương. Năm 2011, tổng nguồn vốn tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.775 tỉ  đồng, trong đó, nguồn tiền gửi của dân cư đạt mức tăng trưởng 25%. Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đạt trên 7.450 tỷ đồng.

 

Tiêu biểu trong thực hiện chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn phải kể đến vai trò của Ngân hàng No&PTNT. Với 29 điểm giao dịch, nằm chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn, từ khi thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ- CP của Chính phủ đến cuối năm 2011, nguồn vốn huy động tại địa bàn đạt 2.100 tỷ đồng, trong đó, cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn 2.984 tỉ đồng. Đã có 114.000 khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được vay vốn để SX-KD, nâng cao đời sống, thoát nghèo với dư nợ 3.511 tỷ đồng.

 

Với vai trò là quản lý, phân bổ, điều hành nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đảm bảo an sinh xã hội, năm 2011, NH CS-XH tỉnh đã cho 36.101 lượt khách hàng vay vốn SX-KD, lũy kế đến cuối năm có 144.009 hộ đang sử dụng vốn của NH CS-XH, tăng 6.404 hộ so với cuối năm 2010. Tổng dư nợ đầu tư các chương trình tín dụng cho đối tượng hộ nghèo đạt 713.661 triệu đồng, chiếm 51%/tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ hộ nghèo vay vốn SX-KD 542.990 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ nghèo làm nhà 89.621 triệu đồng; dư nợ hộ nghèo vay vốn cho con đi học 72.240 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 8.810 triệu đồng. Nguồn vốn của NHCS-XH đã góp phần quan trọng giúp 6.714 hộ thoát khỏi đói nghèo trong năm. Nguồn vốn của NHCS-XH đã xây dựng được 3.778 công trình NS&VSMT nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân, lũy kế có 21.847 công trình NS&VSMT tại khu vực nông thôn. Cũng từ nguồn vốn vay của NHCS-XH có 23.376 HS-SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học. Ngoài ra, chương trình cho vay từ quỹ quốc gia về việc làm đã giải quyết cho 1.212 lao động có việc làm mới; 5.000 hộ nghèo được vay vốn làm nhà, lũy kế có 11.237 hộ nghèo đã xóa được nhà tranh tre, dột nát và ổn định đời sống từ chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg; 1.798 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn không lãi để phát triển SX-KD. Còn nhiều hộ tại vùng khó khăn, hộ có thu nhập thấp được vay vốn của NH CS-XH, cùng với sự nỗ lực của bản thân đang từng bước vượt qua khó khăn, thiếu thốn, phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống.

 

Ngoài ra, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân chiếm khoảng 10%, của các chi nhánh ngân hàng thương mại khác chiếm khoảng 5%.

 

Để tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, các ngân hàng trên địa bàn đang tích cực triển khai nghiêm túc các giải pháp  khả thi như đa dạng hoá các hình thức huy động vốn phù hợp với các đối tượng khách hàng; sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để khuyến khích người gửi tiền, tiếp tục mở rộng mạng lưới huy động; đổi mới phong cách giao dịch; phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; cung ứng các dịch vụ ngân hàng nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa bàn; điều chỉnh cơ cấu, kỳ hạn nguồn vốn phù hợp; tập trung, ưu tiên vốn cho vay phục vụ SX nông, lâm, ngư nghiệp, SX hàng xuất khẩu, chế biến nông sản, cho vay đối tượng nghèo, chính sách..., góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh.

 

                                                                                   Đinh Thắng

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục