(HBĐT) - Giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường thể hiện ở các nội dung chính như sau: Một là, những câu chuyện tái hiện lịch sử loài người. Nội dung này chủ yếu thể hiện trong phần mo kể chuyện (mo sử thi), trong một số nội dung như sau: Chuyện Đẻ đất, đẻ trứng Điếng; chia năm tháng, đẻ pèl, nước lụt, nước cạn. Đây là 2 chuyện đầu tiên của phần mo sử thi. Hai chương này phản ánh nhận thức của con người về sự ra đời của trời đất trong vũ trụ, quá trình kiến tạo trái đất, quá trình biển tiến, biển lùi trong lịch sử.
=> Bài 2: Quá trình ra đời, tồn tại và hình thức biểu hiện của Mo Mường
Chuyện đẻ Tá Cài, Đẻ Tá Cần: phản ánh sự phát triển của xã hội loài người, về mối quan hệ giữa con người với con người đấu tranh để bước đầu manh nha hình thành xã hội có giai cấp. Chuyện xin lửa: là câu chuyên phản ánh sự phát minh ra lửa của con người. Chuyện đẻ bát, sanh, ninh; đẻ dầu đèn; đẻ tlống thôm; làm nhà cho con người đều là những câu chuyện về những sáng tạo của con người trong quá trình tạo dựng cuộc sống để tồn tại và phát triển. Chuyện lấy vợ cho lang Cun Cần và đẻ Dịt Dàng: phản ánh xã hội loài người thời kỳ quần hôn và sàng lọc nòi giống. Con người phải trải qua những đớn đau để sàng lọc nòi giống.
Cán bộ Sở VH -TT&DL kiểm kê bộ khót của thầy Mo, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Mo Mường.
Hai là, những câu chuyện phản ánh những bài học về đời sống cộng đồng và xã hội như: Chuyện tìm
Ba là, Mo Mường là một chỉnh thể nguyên hợp về văn hóa dân gian của người Mường. Mo Mường bao hàm tất cả các yếu tố và các loại hình của văn hóa dân gian của người Mường, trong đó gồm: Mo Mường là một loại hình văn học dân gian. Nếu nghiên cứu Mo Mường từ bình diện văn học thì đó chính là loại sử thi dân gian. Mo Mường hình thức thể hiện của nó chính là một loại hình diễn xướng dân gian mà trong đó bao hàm cả âm nhạc, múa và sân khấu. Mo Mường là một hình thức thể hiện chuyển tải nội dung tín ngưỡng, bởi mo Mường gắn với các lễ nghi dân gian. Mo Mường chuyển tải nội dung ứng xử của con người, trong đó có đầy đủ cách ứng xử giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và cộng đồng và ứng xử giữa các cộng đồng. Mo Mường chuyển tải nội dung về tri thức dân gian, trong đó gồm: tri thức về tự nhiên, tri thức về bản thân con người, tri thức về sản xuất, tri thức sáng tạo nghệ thuật, tri thức về quản lý và ứng xử xã hội.
Tỉnh ta có khoảng 63% dân số là người dân tộc Mường. Từ năm 2012, Sở VH -TT&DL đã thống kê được trên địa bàn tỉnh có 284 người vẫn đang thực hành nghề Mo hay còn gọi là ông Mo (nghệ nhân Mo Mường). Các nghi lễ có sử dụng Mo trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường vẫn đang được bảo tồn và phát huy thường xuyên. Đây là một môi trường tốt để Mo Mường tồn tại và phát triển. Trong những năm gần đây, tỉnh đã và đang triển khai các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường như: Đã có nhiều sách, đĩa tư liệu về Mo Mường đã được xuất bản là một điều kiện để bảo vệ di sản Mo Mường. Hiện nay, Sở GD &ĐT chủ trì phối hợp với Sở VH -TT&DL, Sở KH &CN đang triển khai đề án “Nghiên cứu lựa chọn một số nội dung của di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình phù hợp đưa vào chương trình giáo dục di sản ở bậc học phổ thông trên địa bàn tỉnh”. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở VH -TT&DL xây dựng kế hoạch tuyên truyền về di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình trên các phương tiện thông tin và truyền thông. Đồng thời tổ chức thực hiện xây dựng website tổng hợp về di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình. Sở KH &CN chủ trì, phối hợp với Viện Ngôn ngữ học triển khai đề tài “Xây dựng bộ chữ Mường phục vụ việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Việc Mo Mường được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ giúp tỉnh ta bảo tồn, phát huy di sản và giới thiệu rộng rãi tới bạn bè trong nước và quốc tế.
H.L (TH)
(HBĐT) - Ngày nay nói đến giáo dục, chúng ta nghĩ ngay đến trường học, giáo viên và học sinh cùng các công cụ kèm theo như: Sách giáo khoa, bút, mực, giấy viết... Trước tháng 8/1945, người Mường không có chữ, chỉ có số ít người và con em trong tầng lớp trên, nhà lang - đạo biết chữ nhưng là chữ Hán. Trường học khi đó rất xa lạ với con em Mường.
Sáng 12-8, tại Trung tâm triển lãm Hòa Bình - Đà Lạt, Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng phối hợp Hội Tem tỉnh tổ chức triển lãm tem bưu chính lần thứ VII - năm 2016. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông (28-8-1945 - 28-82016).
Điều quan trọng hàng đầu là phải thay đổi tư duy, nhận thức về làm du lịch để ngành này không bị tụt hậu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu ý kiến tại hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch
Hoa hậu Việt Nam, người đại diện cho phụ nữ Việt, ngoài việc phải đẹp và tài năng để bắt kịp thế giới, còn phải làm thế nào để "Y phục xứng kỳ đức". Công chúng đang mong muốn và chờ đợi ở người đẹp đăng quang và đội trên đầu mình chiếc vương miện danh giá có được điều ấy.
(HBĐT) - Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) vừa phối hợp với Công ty du lịch MTV Hòa Bình tổ chức chương trình giao lưu hỗ trợ cộng đồng tại xóm Ải, xã Phong Phú (huyện Tân Lạc).
(HBĐT) - Bài 2: Quá trình ra đời, tồn tại và hình thức biểu hiện của Mo Mường Để hiểu sâu hơn về Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường, chúng ta tìm hiểu quá trình ra đời và tồn tại; hình thức biểu hiện, quy trình thực hành; không gian văn hóa liên quan, các sản phẩm vật chất và tinh thần tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của di sản văn hóa phi vật thể.