(HBĐT) - Cùng đoàn cán bộ của Sở KH &ĐT, Sở VH -TT&DL, chúng tôi có buổi khảo sát tình hình thực tế tại xóm Khan Hạ, xã Ba Khan (Mai Châu). Đây là địa điểm mà Công ty TNHH du lịch sinh thái Ba Khan dự kiến đầu tư vốn để xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng, ăn uống ven hồ, kết nối tuyến du lịch từ Ba Khan đến 2 xã Ngòi Hoa và Phúc Sạn.
Anh Nguyễn Giang Nam, Công ty TNHH du lịch sinh thái Ba Khan cho biết: Ba Khan nằm dưới chân đèo Thung Khe quanh năm mây mù, một bên là vách núi hùng vĩ, một bên là dòng sông Đà trong xanh. Nơi đây là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch bởi hệ thống đường giao thông đã được kiên cố hóa, khung cảnh thiên nhiên đẹp hoang sơ và các món ăn ẩm thực dân tộc độc đáo. Ba Khan còn tạo cơ hội cho du khách được trải nghiệm và khám phá cảm giác mạnh với dịch vụ thăm quan sông Đà bằng bè nổi, đạp xe khám phá khung cảnh núi rừng... Bên cạnh các bản du lịch truyền thống như bản Lác, bản Văn, bản Pom Cọong... thì phát triển các khu du lịch sinh thái mới sẽ làm phong phú thêm sản phẩm du lịch cho Mai Châu, hình thành tuyến du lịch nội vùng, giúp địa phương tận dụng hết tiềm năng, thế mạnh để phát triển xứng tầm là điểm du lịch quốc gia.
Học sinh các trường quốc tế chơi trò chơi dân gian trong khu du lịch bản Lác (xã Chiềng Châu, Mai Châu).
Đồng chí Hà Thị Hòa, Trưởng phòng VH - TT huyện cho biết: “Ngày 4/7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1728/ QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030”. Đây là căn cứ quan trọng để địa phương tiến hành các giải pháp xây dựng thị trường, sản phẩm, phân khu, tuyến du lịch, ban hành danh mục dự án ưu tiên đầu tư và đặc biệt là thực hiện các cơ chế chính sách thu hút đầu tư cho hoạt động du lịch. Quan điểm là phát triển du lịch Mai Châu theo hướng bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị tự nhiên; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường.
Điểm du lịch quốc gia Mai Châu được quy hoạch với diện tích khoảng 710 ha. Quyết định cũng đã phê duyệt 16 dự án đầu tư các khu du lịch, 12 dự án hỗ trợ phát triển du lịch và du lịch cộng đồng, 5 dự án đầu tư hệ thống đường giao thông, bến xe đảm bảo kết cấu hạ tầng cho hoạt động du lịch. Dựa trên những tiềm năng, lợi thế sẵn có, Mai Châu chủ trương phát triển du lịch đặc thù như: tìm hiểu thăm quan bản làng, trải nghiệm cuộc sống tại bản, thưởng thức ẩm thực địa phương, tham gia các lễ hội truyền thống, trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp, mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tắm thuốc lá dân tộc... Đồng thời phát triển các sản phẩm bổ trợ phục vụ khách du lịch như: lưu trú, ẩm thực, thể thao mặt nước, vui chơi giải trí... Đặc biệt là từng bước hình thành các tuyến du lịch liên kết quốc tế, liên tỉnh, liên vùng, nội tỉnh, du lịch đường thủy và nội vùng. Trong đó, du lịch nội vùng sẽ phát triển thêm các điểm du lịch có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác như: Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La, Xăm Khòe, Mai Hịch, Noong Luông, Pù Bin...
Theo kế hoạch, địa phương cũng sẽ thành lập Ban quản lý điểm du lịch quốc gia Mai Châu để giải quyết các vấn đề có liên quan như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường, bảo tồn, khai thác tài nguyên thiên nhiên, quản lý, sử dụng đất, cơ sở hạ tầng... Huyện sẽ ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư như: hỗ trợ về đất đai, phát triển cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, phát triển nhà hàng đạt chuẩn, phát triển nguồn nhân lực, xử lý môi trường, xây nhà vệ sinh đạt chuẩn... Phấn đấu đến năm 2020, Mai Châu đón khoảng 530 nghìn lượt khách, trong đó, khách quốc tế 163 nghìn lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt 220 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động với thu nhập ổn định.
(HBĐT) - Hàng trăm năm qua, các thế hệ người Mường ở xã Nật Sơn (Kim Bôi) đã giữ gìn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Đối với họ, chiêng và dân ca Mường không chỉ đơn thuần là nhạc cụ, âm nhạc mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt cộng đồng. Tiếng chiêng âm vang trong mỗi bản đã trở thành hình ảnh quen thuộc, gần gũi gắn liền với tâm hồn và đời sống tinh thần của bà con dân tộc Mường. Trong ngày tết cổ truyền, lễ hội đầu xuân, ngày mùa hay những chương trình văn hóa, văn nghệ của đồng bào nơi đây không thể thiếu âm thanh trầm bổng của tiếng chiêng. Giọng hát mượt mà, tha thiết của các làn điệu dân ca truyền thống.
(HBĐT) - Ngày nay nói đến giáo dục, chúng ta nghĩ ngay đến trường học, giáo viên và học sinh cùng các công cụ kèm theo như: Sách giáo khoa, bút, mực, giấy viết... Trước tháng 8/1945, người Mường không có chữ, chỉ có số ít người và con em trong tầng lớp trên, nhà lang - đạo biết chữ nhưng là chữ Hán. Trường học khi đó rất xa lạ với con em Mường.
Sáng 12-8, tại Trung tâm triển lãm Hòa Bình - Đà Lạt, Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng phối hợp Hội Tem tỉnh tổ chức triển lãm tem bưu chính lần thứ VII - năm 2016. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông (28-8-1945 - 28-82016).
Điều quan trọng hàng đầu là phải thay đổi tư duy, nhận thức về làm du lịch để ngành này không bị tụt hậu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu ý kiến tại hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch
Hoa hậu Việt Nam, người đại diện cho phụ nữ Việt, ngoài việc phải đẹp và tài năng để bắt kịp thế giới, còn phải làm thế nào để "Y phục xứng kỳ đức". Công chúng đang mong muốn và chờ đợi ở người đẹp đăng quang và đội trên đầu mình chiếc vương miện danh giá có được điều ấy.
(HBĐT) - Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) vừa phối hợp với Công ty du lịch MTV Hòa Bình tổ chức chương trình giao lưu hỗ trợ cộng đồng tại xóm Ải, xã Phong Phú (huyện Tân Lạc).