(HBĐT) - Thanh Nông (Lạc Thủy) là xã đầu tiên và cũng là duy nhất của tỉnh từng vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen ngợi vì đã hăng hái diệt giặc dốt, tiên phong thanh toán nạn mù chữ, trở thành điểm sáng nổi bật trong thực hiện phong trào bình dân học vụ những năm 1945 - 1960. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, ngày nay, tinh thần hiếu học vẫn luôn được lưu truyền qua các thế hệ những người con nơi đây, giống như một ngọn đuốc vẫn luôn âm ỉ cháy và bất diệt.

 

Bức thư vô giá của Bác Hồ đang được trân trọng lưu giữ tại UBND xã Thanh Nông. Nội dung viết:

 “Gửi đồng bào xã Thanh Nông.

Tôi rất vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi đồng bào và nam, nữ giáo viên bình dân học vụ xã Thanh Nông.

Xã Thanh Nông có cái vinh hạnh là xã đầu tiên trong huyện đã thanh toán xong nạn mù chữ.

Tôi khuyên đồng bào cố gắng học thêm và hăng hái xung phong thi đua ái quốc để diệt giặc đói và giặc ngoại xâm cũng như đồng bào đã hăng hái diệt giặc dốt vậy.

Tôi lại mong đồng bào các xã khác trong tỉnh Hòa Bình cố gắng thi đua với xã Thanh Nông làm cho tỉnh ta tiến bộ vẻ vang và mau chóng.

 Chào thân ái và quyết thắng.

Tháng 11/1948. Hồ Chí Minh”.

 

Đó là lời động viên vô giá dành cho các “chiến sỹ diệt dốt” của Hòa Bình những năm đầu quyết tâm cùng cả nước “chống nạn thất học”. Được biết, trước đó, ngày 3/9/1945 - tức chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã đề ra 6 việc cấp bách phải giải quyết, trong đó có việc chống nạn mù chữ. 5 ngày sau, Người ký Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ - cơ quan chỉ đạo chăm lo việc học cho nông dân, thợ thuyền và tất cả những người chưa biết chữ. Ngay sau đó, Người ra lời kêu gọi cả nước chống nạn thất học: “Diệt giặc dốt như diệt giặc Pháp, dốt nát cũng là tên địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm.

 

 

Ông Đào Thanh Tuấn (trái) và lãnh đạo UBND xã Thanh Nông (phải) trân trọng lưu giữ những tài liệu về truyền thống hiếu học của người dân địa phương trong những năm đầu cả nước thi đua chống nạn mù chữ.

 

Sau 3 năm, 2 tháng tích cực làm theo lời kêu gọi cả nước chống nạn thất học, xã Thanh Nông (lúc bấy giờ thuộc huyện Lương Sơn) đã thanh toán xong nạn mù chữ sớm nhất huyện, trở thành điểm sáng nổi bật trong phong trào thi đua “diệt giặc dốt” của tỉnh Hòa Bình và vinh dự nhận được thư khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Noi gương xã Thanh Nông, các địa phương trong tỉnh đã hăng hái thi đua diệt giặc dốt, phong trào bình dân học vụ phát triển mạnh mẽ. Kết quả là sau 13 năm xã Thanh Nông được nhận thư khen của Hồ Chủ tịch, đến tháng 1/1961, tỉnh Hòa Bình vinh dự được Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ gửi thư khen ngợi với tư cách là tỉnh miền núi đầu tiên trong cả nước đã xóa xong nạn mù chữ. Như Bác viết, đó thực sự là “một thắng lợi vẻ vang”.

 

Ông Đào Trung Tuấn,  Phó Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Thanh Nông tâm sự: Mặc dù vào cái thời bình dân học vụ cả nước hăng hái “diệt giặc dốt”, tôi còn rất nhỏ nhưng sau này, hơn 40 năm công tác trong ngành giáo dục tại một xã khó khăn và giàu truyền thống như Thanh Nông đã giúp tôi thấm thía bức thư của Bác có ý nghĩa đặc biệt đến thế nào đối với “đồng bào và nam, nữ giáo viên bình dân học vụ xã Thanh Nông” hồi đó. Sau này, trải nghiệm quý báu trong những năm trực tiếp tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học và bổ túc văn hóa cho người dân địa phương giúp một thầy giáo làng như tôi hiểu được sâu sắc thế nào là thắng lợi vẻ vang và niềm vui khôn tả khi xóa được nạn mù chữ trong nhân dân.

 

ông Tuấn khẳng định: Là xã còn  nhiều khó khăn như Thanh Nông, mặc dù cơ sở vật chất và điều kiện đầu tư cho   giáo dục còn hạn chế nhưng chúng tôi tự hào về chất lượng giáo dục, thể hiện trong chất lượng đội ngũ giáo viên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi các cấp, không có học sinh bỏ học... Có thể nói, đối với nhiều thế hệ người con xã Thanh Nông, bức thư của Bác Hồ như một ngọn đuốc thắp sáng tinh thần hiếu học và tiếp thêm động lực để xã triển khai thực hiện tốt các chương trình GD &ĐT, nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến học, khuyến tài. Đây là cách thiết thực nhất cho thấy chúng tôi đang gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông.

         

 

                                                          THU TRANG

 

 

Các tin khác


Bài 3: Giá trị của di sản văn hóa Mo Mường và những biện pháp bảo tồn, phát huy

(HBĐT) - Giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường thể hiện ở các nội dung chính như sau: Một là, những câu chuyện tái hiện lịch sử loài người. Nội dung này chủ yếu thể hiện trong phần mo kể chuyện (mo sử thi), trong một số nội dung như sau: Chuyện Đẻ đất, đẻ trứng Điếng; chia năm tháng, đẻ pèl, nước lụt, nước cạn. Đây là 2 chuyện đầu tiên của phần mo sử thi. Hai chương này phản ánh nhận thức của con người về sự ra đời của trời đất trong vũ trụ, quá trình kiến tạo trái đất, quá trình biển tiến, biển lùi trong lịch sử.

=> Bài 2: Quá trình ra đời, tồn tại và hình thức biểu hiện của Mo Mường 

Một hoạt động nghệ thuật nhiếp ảnh "từ tâm" và vì cộng đồng

Một triển lãm ảnh nghệ thuật đặc biệt ngay từ tên gọi Ánh sáng từ tâm 2, quy tụ nhiều tay máy tài năng và kỳ cựu đang diễn ra từ ngày 8 đến 15-8 tại Trung tâm Sách Hà Nội (số 4 Đinh Lễ). Công chúng yêu nhiếp ảnh có cơ hội thưởng thức những tác phẩm chất lượng cao và hơn thế nữa là đóng góp cho một dự án thiện nguyện đã có hiệu quả và sức lan tỏa sâu rộng.

Đại lễ Vu lan báo hiếu năm 2016

(HBĐT) - Tối 12/8, tức ngày 10 tháng 7 năm Bính Thân, tại chùa Hòa Bình Phật Quang, Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh đã tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu năm 2016, Phật lịch 2560. Dự buổi lễ có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Sở VH-TT&DL, Công an tỉnh, thành phố Hòa Bình và hơn 1.000 phật tử đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.

30 tác giả nhí đạt giải “Cây bút tuổi hồng” lần thứ VI năm 2016

(HBĐT) - Tối 12/8, tại Trung tâm hoạt động TTN tỉnh đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi sáng tác “cây bút tuổi hồng” lần thứ VI năm 2016. Tham dự có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Long Hải, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư; đại diện Hội nhà văn Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong… và gần 500 ĐV-TTN là các tác giả đạt giải trong toàn quốc cùng các bạn thiếu nhi có chung niềm đam mê, khả năng sáng tác thơ, văn đến từ 4 tỉnh: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.

Xã Nật Sơn bảo tồn, phát huy văn hóa chiêng và hát dân ca Mường

(HBĐT) - Hàng trăm năm qua, các thế hệ người Mường ở xã Nật Sơn (Kim Bôi) đã giữ gìn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Đối với họ, chiêng và dân ca Mường không chỉ đơn thuần là nhạc cụ, âm nhạc mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt cộng đồng. Tiếng chiêng âm vang trong mỗi bản đã trở thành hình ảnh quen thuộc, gần gũi gắn liền với tâm hồn và đời sống tinh thần của bà con dân tộc Mường. Trong ngày tết cổ truyền, lễ hội đầu xuân, ngày mùa hay những chương trình văn hóa, văn nghệ của đồng bào nơi đây không thể thiếu âm thanh trầm bổng của tiếng chiêng. Giọng hát mượt mà, tha thiết của các làn điệu dân ca truyền thống.

Việc giáo dục của người Mường trong xã hội cổ truyền

(HBĐT) - Ngày nay nói đến giáo dục, chúng ta nghĩ ngay đến trường học, giáo viên và học sinh cùng các công cụ kèm theo như: Sách giáo khoa, bút, mực, giấy viết... Trước tháng 8/1945, người Mường không có chữ, chỉ có số ít người và con em trong tầng lớp trên, nhà lang - đạo biết chữ nhưng là chữ Hán. Trường học khi đó rất xa lạ với con em Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục