(HBĐT) - Sáng ngày 18/11, Ban tổ chức Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 tiếp tục tổ chức hoạt động thi trình tấu Chiêng. Tham gia có 5 đội: Mai Châu, Tân Lạc, thành phố Hòa Bình, Đội văn hóa dân tộc Công ty CP Du lịch Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa.

 

Trong ngày thi này, các đội đã mang đến lễ hội các tiết mục độc đáo, đặc sắc, luyện tập công phu, kĩ lưỡng như: trình tấu trống Dàm, Liên khúc vui hội; liên khúc Chiêng, ví đối đêm trăng, lóng 1, lóng 2, lóng 3…

 

 

Tiết mục tấu Chiêng được đầu tư, dàn dựng công phu của đội thành phố Hòa Bình.

 

Đặc biệt, các đội thi đã tích cực đầu tư sử dụng nhiều đạo cụ, phụ kiện để nâng cao chất lượng, hình thức các tiết mục trình tấu như: cờ hội, cây nêu, tung còn, vò rượu cần….Các nghệ nhân tham gia trình tấu ngoài việc đánh Chiêng còn có các động tác hình thể, di chuyển đồng đều, đẹp mắt, góp phần làm sinh động thêm cho tiết mục. Nổi bật là các đơn vị như huyện Tân Lạc, thành phố Hòa Bình đã có tác tiết mục tấu Chiêng được dàn dựng công phu, được đông đảo khán giá yêu thích và đánh giá cao.

 

Tiêu chí đánh giá thi trình tấu Chiêng gồm có nội dung chương trình (20 điểm), nghệ thuật trình tấu (50 điểm) và sự đầu tư chương trình (30 điểm).

 

* Cùng ngày, Ban tổ chức Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 đã tổ chức thi trình diễn trang phục dân tộc Mường. Tham dự có 24 thí sinh đến từ 11 huyện, thành phố và tỉnh Thanh Hóa.

 

Trang phục là một trong những nét đẹp đặc trưng, độc đáo và rất bản sắc của dân tộc Mường. Trải qua một quá trình dài nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, trang phục dân tộc Mường, nhất là trang phục của phụ nữ Mường ngày nay được may ngày càng khéo léo, phù hợp với thẩm mỹ, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc mình. Phụ nữ Mường rất tự hào và yêu quí bộ trang phục dân tộc truyền thống.

 

 

 

Các thí sinh tham gia thi trình diễn trang phục dân tộc Mường.

 

Tham gia cuộc thi trình diễn, các cô gái Mường đã thể hiện được sự duyên dáng và tôn lên nét tinh tế, độc đáo thông qua từng đường nét của bộ trang phục. Các bộ trang phục tham gia trình diễn đầy đủ gồm có váy, áo cóm, yếm, thắt lưng, khăn đội đầu và các đồ trang sức bằng bạc như xà tích, vòng tay, vòng cổ. Nhiều thí sinh đã sáng tạo sử dụng thêm Chiêng, còn…để tạo nên sự sinh động, duyên dáng trong trình diễn.

 

Theo kế hoạch, tối ngày 18/11, Ban tổ chức sẽ tiến hành tổng kết và trao giải thi trình tấu Chiêng và thi trình diễn trang phục dân tộc.

                                                                                   

 

                                                              Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Một dịp đến thăm đồng bào dân tộc Tày tại xã Mường Chiềng (Đà Bắc), chúng tôi được thưởng thức tiết mục múa “Điệu xòe thương nhau” do các cô gái của đội văn nghệ xóm Nà Mặn biểu diễn. Theo chị Xa Thị Thay, đội trưởng đội văn nghệ xóm Nà Mặn, điệu múa này thể hiện tinh thần đoàn kết, tấm lòng quý mến khách đến thăm của người Tày. Hiện chúng tôi tích cực lưu giữ, đưa vào một trong những nội dung sinh hoạt, luyện tập trong hoạt động của đội văn nghệ xóm, xã.

Có một thế hệ yêu câu ca Mường cổ như thế

(HBĐT) - Mỗi một dân tộc đều có những làn điệu dân ca của riêng mình. Đó là báu vật tinh thần được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách tự nhiên. Những làn điệu dân ca cùng với dân vũ làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú, tốt đẹp hơn. Bởi vậy, ngày nay, Kim Bôi - một trong 4 Mường cổ nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình dù cuộc sống có rất nhiều sự lựa chọn nhưng nhiều bạn trẻ vẫn yêu câu thường rang, yêu điệu hát đúm như thể chúng đã chảy sẵn trong máu của mình vậy.

Góp sức giữ gìn, bảo tồn văn hóa Thái

(HBĐT) - Không vì mục đích hay vụ lợi cá nhân, họ tham gia giữ gìn, bảo tồn văn hóa Thái như trách nhiệm và bằng cả tấm lòng. Với nhiệt huyết của những người trẻ, họ đã góp phần giữ gìn, bảo tồn, đưa văn hóa Thái đến gần hơn với cộng đồng.

Một thoáng Mường Bi

(HBĐT) - Từ ngày còn đi học phổ thông, tôi đã được nghe thầy giáo lịch sử nói về xứ Mường Hòa Bình nhưng ấn tượng từ bài học lịch sử cũng mờ dần theo thời gian, chỉ đến khi tôi vào bộ đội được ăn, ở, chiến đấu cùng với anh em đồng đội người dân tộc ở tỉnh Hòa Bình, tôi mới hiểu về dân tộc Mường - một dân tộc có lịch sử văn hóa lâu đời trong 54 dân tộc Việt Nam.

Ba tài sản thiêng của người Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Người Mường hiện chiếm 63,3% dân số của tỉnh, chủ yếu sống tập trung ở bốn mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động. Các địa danh này đã nổi tiếng thế giới vì sự tích hợp và sáng tạo văn hoá độc đáo làm nên một nền Văn hoá Hoà Bình trứ danh. Các nhà khảo cổ học, các chuyên gia nhân loại học đã khẳng định: Thông qua nền văn hoá của người Mường ở Hoà Bình, nhân loại nói chung đã có một bước phát triển quan trọng về tâm thức cũng như các giá trị cộng đồng khác.

Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh

(HBĐT) - Các kịch bản chi tiết trong chương trình tổng thể Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016 được vận hành bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng. Tất cả các sở, ngành và chính quyền thành phố, đơn vị liên quan đang hoàn thiện những phần việc cuối cùng theo các kịch bản chi tiết để sự kiện Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh thành công tốt đẹp và mở ra bước tiến mạnh mẽ trong hạ tầng đô thị, diện mạo thành phố để trở thành đô thị loại 2 trong tương lai gần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục