(HBĐT) - Tối 18/11, tại Cung văn hóa tỉnh, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 đã tổ chức tổng kết và trao giải các cuộc thi diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban tổ chức; lãnh đạo các cơ quan, sở, ban, ngành của tỉnh và đông đảo nghệ nhân, nhân dân trên địa bàn tỉnh.

 

Trong 2 ngày 17 – 18/11, tại Cung văn hóa tỉnh đã diễn ra thi trình tấu Chiêng Mường và thi trình diễn trang phục dân tộc.

 

* Đã có 13 đội với hơn 300 nghệ nhân của 11 huyện thành phố, Công ty Cổ phần du lịch Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa tham dự thi trình tấu Chiêng Mường.

 

Ban tổ chức đánh giá liên hoan trình tấu Chiêng lần này là sự hội tụ những nét tinh hoa đặc sắc của nghệ thuật Chiêng Mường. Các đoàn tham gia đã tuyển chọn những bài Chiêng cổ đặc sắc nhất của từng vùng quê Mường. Các đoàn nghệ nhân đã đem đến liên hoan hơn 20 bài Chiêng cổ, 10 bài Chiêng phát triển cùng một số khúc hát ví đúm, thường rang phụ họa làm cho chương trình thêm phong phú về âm thanh và sắc màu.

 

 

Đồng chí Nguyễn Văn Chương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao giấy khen cho các đoàn nghệ nhân đạt giải A trong thi trình tấu Chiêng Mường.

 

Kết quả, Ban Tổ chức đã trao 6 giải A, 7 giải B. Cụ thể ,giải A bao gồm phần trình tấu của các đoàn nghệ nhân Chiêng: Tân Lạc, Lạc Sơn, thành phố Hòa Bình, Công ty CP Du lịch Hòa Bình, Mai Châu, Kỳ Sơn. Các đoàn nghệ nhân đạt giải B gồm: Kim Bôi, Thanh Hóa, Đà Bắc, Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Cao Phong.

 

 

Tiết mục biểu diễn hòa tấu Chiêng đặc sắc trong đêm tổng kết Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016.

 

Ngoài ra, UBND tỉnh đã trao Bằng khen cho đoàn nghệ nhân tỉnh Thanh Hóa.

 

* Tham gia thi trình diễn trang phục dân tộc Mường có sự tham gia của 24 thí sinh các huyện, thành phố và tỉnh Thanh Hóa. Các thí sinh là con em các vùng Mường đã trình diễn những bộ trang phục dân tộc Mường truyền thống, trong đó, nổi bật nhất là phần cạp váy được dệt thủ công với các hoa văn hình con rồng, con hươu….Các thí sinh đều đẹp về hình thể, cùng với khả năng trình diễn đã đem đến những phần trình diễn đẹp mắt, thể hiện được vẻ đẹp tinh tế, giản dị nhưng cũng không kém phần sang trọng, đằm thắm của bộ trng phục phụ nữ dân tộc Mường cổ truyền.

 

Kết quả, Ban Tổ chức đã trao 2 giải A, 7 giải B và 15 giải C cho các thí sinh có phần dự thi trình diễn trang phục xuất sắc. Cụ thể, 2 thí sinh đã đạt giải A là Nguyễn Hàm Hương (thành phố Hòa Bình) và Nguyễn Thị Kiều Trang (huyện Lương Sơn).

 

Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 khép lại thành công tốt đẹp đã góp phần quan trọng cho công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Mường. Đây là một trong những sự kiện đặc biệt quan trọng hướng tới Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất sẽ diễn ra vào tối 19/11 tại Quảng trường Hòa Bình.

                                                                             

                                                                   

                                                                Dương Liễu

 

Các tin khác


Khai mạc triển lãm thành tựu KT-XH và tranh, ảnh nghệ thuật thời sự; trưng bày bảo tàng và sản phẩm quà tặng, ấn phẩm du lịch

(HBĐT) - Sáng 17/11, tại Cung văn hoá tỉnh Hoà Bình, UBND tỉnh long trọng khai mạc triển lãm thành tựu KT-XH và triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật thời sự; trưng bày bảo tàng và sản phẩm quà tặng, ấn phầm du lịch. Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UB MTTQ Việt Nam tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Huyện ủy, Thành ủy, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh cùng đông đảo nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Một dịp đến thăm đồng bào dân tộc Tày tại xã Mường Chiềng (Đà Bắc), chúng tôi được thưởng thức tiết mục múa “Điệu xòe thương nhau” do các cô gái của đội văn nghệ xóm Nà Mặn biểu diễn. Theo chị Xa Thị Thay, đội trưởng đội văn nghệ xóm Nà Mặn, điệu múa này thể hiện tinh thần đoàn kết, tấm lòng quý mến khách đến thăm của người Tày. Hiện chúng tôi tích cực lưu giữ, đưa vào một trong những nội dung sinh hoạt, luyện tập trong hoạt động của đội văn nghệ xóm, xã.

Có một thế hệ yêu câu ca Mường cổ như thế

(HBĐT) - Mỗi một dân tộc đều có những làn điệu dân ca của riêng mình. Đó là báu vật tinh thần được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách tự nhiên. Những làn điệu dân ca cùng với dân vũ làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú, tốt đẹp hơn. Bởi vậy, ngày nay, Kim Bôi - một trong 4 Mường cổ nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình dù cuộc sống có rất nhiều sự lựa chọn nhưng nhiều bạn trẻ vẫn yêu câu thường rang, yêu điệu hát đúm như thể chúng đã chảy sẵn trong máu của mình vậy.

Góp sức giữ gìn, bảo tồn văn hóa Thái

(HBĐT) - Không vì mục đích hay vụ lợi cá nhân, họ tham gia giữ gìn, bảo tồn văn hóa Thái như trách nhiệm và bằng cả tấm lòng. Với nhiệt huyết của những người trẻ, họ đã góp phần giữ gìn, bảo tồn, đưa văn hóa Thái đến gần hơn với cộng đồng.

Một thoáng Mường Bi

(HBĐT) - Từ ngày còn đi học phổ thông, tôi đã được nghe thầy giáo lịch sử nói về xứ Mường Hòa Bình nhưng ấn tượng từ bài học lịch sử cũng mờ dần theo thời gian, chỉ đến khi tôi vào bộ đội được ăn, ở, chiến đấu cùng với anh em đồng đội người dân tộc ở tỉnh Hòa Bình, tôi mới hiểu về dân tộc Mường - một dân tộc có lịch sử văn hóa lâu đời trong 54 dân tộc Việt Nam.

Ba tài sản thiêng của người Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Người Mường hiện chiếm 63,3% dân số của tỉnh, chủ yếu sống tập trung ở bốn mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động. Các địa danh này đã nổi tiếng thế giới vì sự tích hợp và sáng tạo văn hoá độc đáo làm nên một nền Văn hoá Hoà Bình trứ danh. Các nhà khảo cổ học, các chuyên gia nhân loại học đã khẳng định: Thông qua nền văn hoá của người Mường ở Hoà Bình, nhân loại nói chung đã có một bước phát triển quan trọng về tâm thức cũng như các giá trị cộng đồng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục