(HBĐT) - Chiều 19/11, Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường Hòa Bình lần thứ 2 tổ chức diễu hành đường phố và trình tấu màn Chiêng lớn nhất Việt Nam lần thứ 2.

 

 

Đoàn Nghệ nhân Chiêng xuất phát từ chân đập Thủy điện Hòa Bình tiến về Quảng trường Hòa Bình.

 

Đúng 14h30, các nghệ nhân Chiêng chia thành 4 đoàn di chuyển về địa điểm tập kết để diễu hành. Tổng số có 2.000 nghệ nhân tham gia, trong đó có 1.600 nghệ nhân tham gia màn nghệ thuật, 400 nghệ nhân của 11 đoàn các huyện, thành phố và 4 tỉnh bạn… Các đoàn xuất phát tại 4 điểm từ Ngã tư trường Hoàng Văn Thụ; đầu đê Đà Giang gần cầu Đen- Đồng Tiến; chân đập Thủy điện Hòa Bình; Khách sạn Hòa Bình. Cung đường diễu hành của các đoàn gồm: Đoàn 1 gồm 500 nghệ nhân từ đầu đê Đà Giang gần cầu Đen Đồng Tiến đi dọc theo tuyến đường Cù Chính Lan- đường Chi Lăng về Quảng trường Hòa Bình; Đoàn 2 gồm 500 nghệ nhân từ ngã tư trường Hoàng Văn Thụ đi theo đường Đại lộ Thịnh Lang - đường Chi Lăng về Quảng trường Hòa Bình; Đoàn 3 gồm 500 nghệ nhân từ chân đập Thủy điện Hòa Bình theo đường Cù Chính Lan- đường Chi Lăng về Quảng trường Hòa Bình; Đoàn 4 gồm 500 nghệ nhân từ Khách sạn Hòa Bình đi theo đường An Dương Vương- đường Trần Hưng Đạo về Quảng trường Hòa Bình. Các đoàn đều có xe biểu trưng dẫn đầu, vừa đi vừa trình diễn các bài cồng chiêng như “Đi bộ”, “Bông trắng, bông vàng” và các bài chiêng cổ của dân tộc... Trên các tuyến phố chính có đông đảo người dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình, du khách trong và ngoài nước thưởng thức màn diễu hành chiêng đường phố độc đáo, tưng bừng. Về tới sân trung tâm Quảng trường Hòa Bình, các đoàn Chiêng kết tụ thành một dàn Chiêng lớn biển diễn trên nền nhạc một số bài chiêng của dân tộc Mường.

 

Được biết, năm 2011, tại Lễ kỷ niệm 125 thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh, Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ I và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh Đây, tỉnh ta đón nhận bằng xác lập kỷ lục Việt Nam đối với màn cồng chiêng lớn nhất 1.400 diễn viên trình diễn. Đây là lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễu hành Chiêng đường phố và trình tấu màn Chiêng lớn nhất đề nghị Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập màn trình tấu Chiêng lớn nhất Việt Nam lần thứ 2.

 

                    

 

                                             PV

 

 

Các tin khác


Khai mạc Festival hội làm vườn và sinh vật cảnh lần thứ I năm 2016

(HBĐT) - Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh, sáng ngày 17/11, Hội làm vườn và sinh vật cảnh Hoà Bình khai mạc Festival hội làm vườn và sinh vật cảnh lần thứ I năm 2016. Tham dự Festival có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện T. Ư Hội làm vườn và sinh vật cảnh Việt Nam.

Khai mạc triển lãm thành tựu KT-XH và tranh, ảnh nghệ thuật thời sự; trưng bày bảo tàng và sản phẩm quà tặng, ấn phẩm du lịch

(HBĐT) - Sáng 17/11, tại Cung văn hoá tỉnh Hoà Bình, UBND tỉnh long trọng khai mạc triển lãm thành tựu KT-XH và triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật thời sự; trưng bày bảo tàng và sản phẩm quà tặng, ấn phầm du lịch. Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UB MTTQ Việt Nam tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Huyện ủy, Thành ủy, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh cùng đông đảo nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Một dịp đến thăm đồng bào dân tộc Tày tại xã Mường Chiềng (Đà Bắc), chúng tôi được thưởng thức tiết mục múa “Điệu xòe thương nhau” do các cô gái của đội văn nghệ xóm Nà Mặn biểu diễn. Theo chị Xa Thị Thay, đội trưởng đội văn nghệ xóm Nà Mặn, điệu múa này thể hiện tinh thần đoàn kết, tấm lòng quý mến khách đến thăm của người Tày. Hiện chúng tôi tích cực lưu giữ, đưa vào một trong những nội dung sinh hoạt, luyện tập trong hoạt động của đội văn nghệ xóm, xã.

Có một thế hệ yêu câu ca Mường cổ như thế

(HBĐT) - Mỗi một dân tộc đều có những làn điệu dân ca của riêng mình. Đó là báu vật tinh thần được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách tự nhiên. Những làn điệu dân ca cùng với dân vũ làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú, tốt đẹp hơn. Bởi vậy, ngày nay, Kim Bôi - một trong 4 Mường cổ nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình dù cuộc sống có rất nhiều sự lựa chọn nhưng nhiều bạn trẻ vẫn yêu câu thường rang, yêu điệu hát đúm như thể chúng đã chảy sẵn trong máu của mình vậy.

Góp sức giữ gìn, bảo tồn văn hóa Thái

(HBĐT) - Không vì mục đích hay vụ lợi cá nhân, họ tham gia giữ gìn, bảo tồn văn hóa Thái như trách nhiệm và bằng cả tấm lòng. Với nhiệt huyết của những người trẻ, họ đã góp phần giữ gìn, bảo tồn, đưa văn hóa Thái đến gần hơn với cộng đồng.

Một thoáng Mường Bi

(HBĐT) - Từ ngày còn đi học phổ thông, tôi đã được nghe thầy giáo lịch sử nói về xứ Mường Hòa Bình nhưng ấn tượng từ bài học lịch sử cũng mờ dần theo thời gian, chỉ đến khi tôi vào bộ đội được ăn, ở, chiến đấu cùng với anh em đồng đội người dân tộc ở tỉnh Hòa Bình, tôi mới hiểu về dân tộc Mường - một dân tộc có lịch sử văn hóa lâu đời trong 54 dân tộc Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục