(HBĐT) - Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) là điểm du lịch thu hút du khách. Có được điều này, ngoài bản sắc văn hóa luôn được giữ gìn, bản Lác còn ghi điểm trong lòng du khách nhờ yếu tố môi trường.
Kể từ khi hơn 60 hộ trong số trên 100 hộ dân của bản tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, vấn đề vệ sinh môi trường luôn được quan tâm, thúc đẩy. Đường vào bản Lác giờ được làm bằng bê tông, bề mặt phẳng lỳ, không có rác vương vãi trên đường, không có chuyện gia súc, gia cầm đi lại thiếu sự quản lý của người chăn dắt. Từ đoạn cổng bản đến các đường nhánh đều phong quang, sạch đẹp, có bố trí các thùng rác có nắp đậy, thân thiện với môi trường. ông Hà Công Tím, trưởng bản đưa chúng tôi đi thăm một vòng quanh bản trước khi dừng chân bên dãy nhà sàn của người Thái được đánh số thứ tự quy củ. Nhà sàn của hộ làm du lịch cộng đồng tại bản hiện vẫn giữ nguyên bản dáng dấp nhà sàn của người Thái cổ được làm bằng gỗ tự nhiên, không gian khoáng đạt. Nơi ngủ, nghỉ dành cho khách lưu trú được bày trí gọn ghẽ, ngăn nắp, đệm làm bằng chất liệu bông lau, bông gạo được trải sẵn, chăn, màn được cất ngay ngắn trong kệ tủ tạo sự thoải mái và làm hài lòng ngay cả những khách du lịch khó tính nhất. Mặt khác, các công trình phụ trợ được đầu tư đáp ứng khá tốt yêu cầu khách nghỉ. ở đây, 100% hộ làm du lịch đều có hệ thống nước sinh hoạt đã qua xử lý, chất lượng đảm bảo, có nhà tắm riêng, 100% hộ xây dựng công trình nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh. Công trình phụ trợ được làm khép kín và luôn đảm bảo sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường đất và không khí.
Các nhánh đường ở bản Lác xã Chiềng Châu (Mai Châu) được bê tông hóa và giữ môi trường sạch sẽ, giúp du khách dễ dàng trải nghiệm chuyến du ngoạn qua các bản, làng.
Cũng theo trưởng bản Hà Công Tím, các hộ trong bản đã nhận thức được để làm du lịch tốt, nhất là du lịch cộng đồng thì trước hết phải tạo nên không gian sống thân thiện với môi trường giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách, nhất là tới đây khi loại hình du lịch homestay ngày càng phát triển, tiêu chí môi trường càng phải đặt lên hàng đầu. Hàng năm, 100% hộ dân trong KDC ký cam kết bảo vệ môi trường nông thôn. Hiện tại, bản đã xây dựng và thực hiện nghiêm các nội quy, quy ước về bảo vệ môi trường như: không vứt rác thải bừa bãi, không xả chất thải chăn nuôi ra môi trường… Đồng thời, bản thành lập tổ tự quản vệ sinh môi trường. Hàng ngày, rác thải được tập kết, phân loại rác thải để vào thùng trước khi đem đi thu gom, xử lý. Bà con trong bản còn tích cực tham gia, hưởng ứng các hoạt động khơi thông cống, rãnh, quét dọn đường làng, ngõ xóm hàng tuần để môi trường luôn xanh - sạch - đẹp. Chị Nguyễn Thị Thu, du khách từ Hà Nội có dịp nghỉ ngơi, thăm quan tại bản vào dịp tháng 11 vừa qua đã hết lời khen ngợi: Bản Lác để lại cho tôi những ấn tượng tốt đẹp về môi trường thoáng sạch, không khí trong lành. Vệ sinh môi trường được quan tâm, môi trường được bảo vệ tạo không gian nghỉ dưỡng, du lịch tuyệt vời. Điều này cũng góp phần làm nên một bản du lịch cộng đồng có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, níu chân du khách.
Bùi Minh
Có những tiếng khóc bật ra khỏi vòm họng, nức nở suốt 30 phút chạy phim “Mầm sống”. Chùm phim “Đáng sống” của Đặng Hồng Giang lại đốt lửa chúng tôi, bằng những cảm xúc tích cực, thêm trân quý từng giây phút có nhau trong cuộc sống bộn bề.
(HBĐT) - Ngày 8/12, Câu lạc bộ thơ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Đại hội Câu lạc bộ thơ Việt Nam tỉnh lần thứ II, nhiệm kỳ 2016-2021. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Cửu, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; lãnh đạo các hội, đoàn thể, các câu lạc bộ thơ trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Danh thắng phong phú; truyền thống văn hóa ngàn đời; những phong tục, tập quán đẹp, gợi trí tò mò. Thế nhưng, nhiều du khách có cảm giác hẫng hụt, tiếc nuối khi đến với du lịch Mường Bi.
(HBĐT) - Cho đến nay, ngành nghề du lịch - dịch vụ vẫn là hướng phát triển bền vững, hiệu quả, giúp khai thác tiềm năng, quảng bá vẻ đẹp vùng miền, tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cộng đồng dân cư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Tuy nhiên, ở vùng đất Mường Bi (Tân Lạc) vốn có không ít tiềm năng, thế mạnh, du lịch dường như vẫn chưa được “đánh thức”.
(HBĐT) - Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 (Lễ Kỷ niệm và Lễ hội) đã thành công tốt đẹp đáp ứng được mục tiêu đề ra là sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng, tinh thần yêu nước, sự đoàn kết nhất trí, niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, đồng thời mở rộng giao lưu, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh về một Hòa Bình giàu truyền thống lịch sử văn hóa, sẵn sàng đổi mới và hội nhập.
(HBĐT) - Hiểu theo nghĩa thông thường nhất, tục thực chất là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được cả cộng đồng chấp nhận. Lệ là những quy ước được hình thành dần trong xã hội, bắt buộc mỗi thành viên trong cộng đồng phải tuân theo. Tục lệ được hình thành và biến đổi theo thời gian và ý thức của cộng đồng xã hội. Có những tục lệ dần dần trở thành lạc hậu, hủ tục bị loại bỏ, có những tục lệ trở thành mỹ tục được phát huy. Căn cứ vào tục lệ có thể tìm hiểu, khám phá được đặc trưng của văn hóa qua thời gian. Có thể những tục lệ đó không còn áp dụng trong đời sống hiện đại nữa nhưng những giá trị đó cần được biết đến như biết về quá khứ xa xôi, tốt đẹp của cha ông, nhất là những tục lệ trong hôn nhân...