(HBĐT) - Thôn Ba Bường (xã Thanh Nông - Lạc Thủy) có 90% đồng bào dân tộc Mường. Đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, trong những năm qua, phát huy tinh thần đoàn kết, người dân thôn Ba Bường đã từng bước vươn lên, giúp nhau phát triển kinh tế, trở thành nền tảng vững chắc trong xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh ở khu dân cư (KDC).

 

Ông Bùi Văn Dần, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Ba Bường cho biết: Với điều kiện đặc thù là đa phần người dân trong thôn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự đoàn kết, nỗ lực của nhân dân, nhất là khơi dậy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ vậy nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong đó, đáng kể là phong trào phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ chỗ chỉ sản xuất nông nghiệp với cây lúa là chủ đạo. Đến nay, người dân thôn Ba Bường tích cực, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây rau, màu có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường như ngô, lạc, rau, đậu, bí xanh vào canh tác.  

Người dân thôn Ba Bường, xã Thanh Nông (Lạc Thủy) tổ chức thi đấu các môn thể thao truyền thống trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2016.

Ông Bùi Văn Dần cho biết thêm: Cách đây chưa lâu, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân còn chậm, nhiều người hoài nghi, chưa chủ động, chi bộ, Ban quản lý và Ban công tác mặt trận thôn đã xây dựng Nghị quyết lãnh đạo phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó, lấy việc đầu tư phát triển cây ngô lai và cây lâm nghiệp làm chủ lực. Cùng với đó, tập trung chuyển đổi, đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Việc chuyển đổi đầu tư được CB, ĐV trong chi bộ thôn mạnh dạn thử nghiệm làm trước. Từ hiệu quả đạt được, CB, ĐV đã vận động, hướng dẫn, giúp đỡ về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất để nhân dân trong thôn cùng triển khai thực hiện. Từ cách làm đó, ban đầu chỉ có một số hộ trong thôn chuyển đổi trồng ngô lai, đến nay 100% hộ đã đưa các giống ngô lai năng suất cao vào sản xuất. Qua đó đưa Ba Bường trở thành địa bàn duy trì diện tích ngô lai nhiều nhất xã Thanh Nông. Việc chuyển đổi, đưa các loại rau, đậu có giá trị cao vào sản xuất cũng giống như vậy. Ban đầu chỉ có một số hộ mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất lúa hiệu quả kém sang trồng bí xanh và chăn nuôi. Đến nay, diện tích bí xanh và các loại rau, màu có giá trị kinh tế cao không ngừng được mở rộng trên đất Ba Bường. Về chăn nuôi, ở Ba Bường bắt đầu xuất hiện các hộ thực hiện mô hình chăn nuôi bò và dê với quy mô lớn. Qua đó, đã góp phần nâng thu nhập trong thôn năm 2016 đạt mức 23, 5 triệu đồng/người.  

Tính đến hết năm 2016, thôn Ba Bường không còn hộ có nhà tạm. Các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao ở cộng đồng đã thu hút được 80% người dân tham gia. Qua đánh giá hàng năm có 100% gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không phát sinh người mắc TNXH ở cộng đồng. Qua bình xét năm 2016, toàn thôn có 80 hộ, chiếm 70,17% hộ được công nhận gia đình văn hoá, trong đó, có 58/114 hộ được công nhận gia đình văn hoá 3 năm trở lên; 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, không có trẻ em bỏ học giữa chừng; các hoạt động khuyến học, khuyến tài luôn được quan tâm. Chi bộ, Ban quản lý thôn,  Ban công tác mặt trận và các tổ chức, đoàn thể thôn thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh. 80% hộ có 4 công trình (nước sạch, nhà tắm, nhà vệ sinh, chuồng trại) hợp vệ sinh. Hàng năm 100% hộ gia đình trong thôn được tuyên truyền, phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các quy định của địa phương...  

Những kết quả đó, trong nhiều năm qua đã đưa thôn Ba Bường trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở KDC không chỉ của xã Thanh Nông mà của huyện Lạc Thuỷ.      

 

                                                                                      Mạnh Hùng 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Du lịch Việt Nam tưng bừng đón khách "xông đất" đầu năm

Ngày 1-1, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức lễ đón vị khách du lịch quốc tế đầu tiên đến Hà Nội năm 2017. Dự lễ đón, có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.

Khơi nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền, các tổ chức thành viên, sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, hệ thống MTTQ các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên đã thực hiện tốt chương trình phối hợp hành động, tập hợp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương.

Văn hoá Muờng thăng hoa

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường tập trung đông nhất với trên 63% dân số. Văn hóa Mường được thể hiện rõ nét và đến nay vẫn bảo lưu được nhiều giá trị cổ truyền trong đời sống như: nếp nhà sàn, trang phục truyền thống, tiếng nói, các lễ hội, các nghi lễ, nhạc cụ... Năm 2016, văn hóa Mường được thăng hoa với di sản Mo Mường, nghệ thuật chiêng Mường được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc phê chuẩn Bộ chữ Mường một lần nữa khẳng định công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Mường rất được chú trọng đầu tư.

Huyện Tân Lạc trong hành trình đưa chính sách đến với đồng bào dân tộc

(HBĐT) - Cùng là việc đưa chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số để giúp người dân về nguồn vốn, kiến thức phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhưng huyện Tân Lạc đã vận dụng một cách uyển chuyển để phát huy tối ưu hiệu quả.

Bảo tồn và phát triển dân ca Mường

(HBĐT) - Từ xa xưa, dân tộc Mường đã coi dân ca Mường là loại hình giao tiếp, lời tâm sự, tỏ tình với người khác giới, là sự rung động của trái tim. Khi hát, họ được thể hiện tâm tư, tình cảm, nỗi lòng mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, trong nhiều năm, hát dân ca Mường tại các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn huyện Kim Bôi cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh không còn được người dân mặn mà như trước nữa. Không chỉ các cháu nhỏ mà ngay các bà, các chị hiểu, hát được và yêu thích các làn điệu dân ca Mường không còn nhiều. Một số bài dân ca có nguy cơ thất truyền, lãng quên. Thấy được điều đó, nhiều năm nay bằng lòng nhiệt tình, tâm huyết và với mong muốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như bảo tồn các làn điệu dân ca Mường, bà Đinh Thị Kiều Dung, xóm Bo, xã Kim Bình (Kim Bôi) đã mở các lớp truyền dạy đánh chiêng, hát dân ca tại nhiều địa phương cho phụ nữ cùng các cháu nhỏ tham gia học để thêm hiểu và yêu dân ca Mường hơn.

Du lịch Hòa Bình khát khao vươn tầm thương hiệu

(HBĐT) - Năm 2016 trở thành một năm đặc biệt đáng nhớ đối với ngành du lịch tỉnh Hòa Bình. Trong nhiều sự kiện mang ý nghĩa văn hóa - xã hội to lớn được tổ chức năm nay, có hai dấu ấn quan trọng hứa hẹn trở thành hai “thỏi nam châm” thu hút mạnh mẽ sự chú ý của du khách muôn phương. Hơn bao giờ hết, khát khao vươn tầm thương hiệu lại được đặt vào hai cái tên nổi bật nhất của du lịch Hòa Bình hiện nay: Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và điểm du lịch quốc gia Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục