Một cuộc thi chung kết “Người đẹp ảnh 2016” quy mô lớn nhưng lại “diễn chui” dưới vỏ bọc của một chương trình thời trang. Sự việc đang chờ hướng xử lý từ UBND tỉnh Gia Lai và Cục Nghệ thuật Biểu diễn...
Trao giải cuộc thi người đẹp “chui” ở Gia Lai.
Chiều 4/1, ông Dương Văn Thủy – Phó chánh Thanh tra (Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Gia Lai) cho biết, Sở vừa có báo cáo nhanh gửi UBND tỉnh Gia Lai và Cục Nghệ thuật Biểu diễn về việc Công ty Cổ phần Phát triển Thương hiệu 24G (Công ty 24G) tổ chức cuộc thi “Người đẹp ảnh” trái quy định để xem xét xử lý.
Mặc dù Công ty 24G chỉ có giấy phép “Trình diễn thời trang” nhưng lại tổ chức cuộc thi “Người đẹp ảnh - Chung kết Miss Photogenic 2016, lễ trao giải Miss Photogenic 2016” diễn ra tại Gia Lai tối 28/12/2016.
Trong quá trình cuộc thi diễn ra, Thanh tra Sở VHTT-DL Gia Lai đã phát hiện và lập biên bản vi phạm với 3 nội dung: Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang không đúng nội dung ghi trong giấy phép; Quảng cáo không đúng nội dung và không thông báo về nội dung quảng cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện.
Trước đó, chuyên trang người đẹp Việt Nam – Công ty 24G xin phép UBND tỉnh Gia Lai tổ chức cuộc thi “Người đẹp ảnh” nhưng không được chấp nhận. Qua đó, yêu cầu Công ty 24G bổ sung hồ sơ cuộc thi nhưng đơn vị này không làm mà gửi đơn đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Đến tối 28/12, Công ty 24G tổ chức chương trình diễn thời trang giới thiệu bộ sưu tập áo dài “Sắc màu mùa đông” và dạ hội “Đông ấm’ của nhà thiết kế Ngọc Minh diễn ra tại Khách sạn Pleiku Place.
|
Biểu diễn áo tắm tại cuộc thi. |
Tuy nhiên, trình diễn thời trang chỉ là vỏ bọc bên ngoài cho cuộc thi chung kết “Người đẹp ảnh Việt Nam 2016”. Các băng rôn, quảng cáo liên quan đều có nội dung về “Tôn vinh phái đẹp, Đêm khoe sắc của người đẹp” chứ không phải là diễn thời trang. Sự kiện còn có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tham gia biểu diễn...
Ông Thủy cho biết: Trước khi chương trình diễn ra, Thanh tra Sở đã phát hiện nhiều băng rôn, quảng cáo không đúng với nội dung và đã lập biên bản. Đến chiều 28/12, Sở đã mời ông Phạm Ngọc Đóa - Phó Tổng Giám đốc Công ty 24G lên yêu cầu cam kết thực hiện đúng nội dung đăng ký thế nhưng ông Đóa vẫn không chấp hành. Theo đó, cuộc thi chung kết “Người đẹp ảnh” vẫn công khai “diễn chui” và các băng rôn về cuộc thi người đẹp vẫn được treo. Hiện Sở mới lập biên bản sự việc, làm báo cáo nhanh gửi UBND tỉnh Gia Lai và Cục Nghệ thuật Biểu diễn để xem xét hướng xử lý chứ chưa ra quyết định xử phạt.
TheoCAND
(HBĐT) - Từ một xóm nằm trên vùng lòng hồ sông Đà với 10 hộ dân, giờ đây xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đã có 39 hộ được nhiều người biết đến với điểm du lịch homestay.
Ngày 1-1, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức lễ đón vị khách du lịch quốc tế đầu tiên đến Hà Nội năm 2017. Dự lễ đón, có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.
(HBĐT) - Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền, các tổ chức thành viên, sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, hệ thống MTTQ các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên đã thực hiện tốt chương trình phối hợp hành động, tập hợp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường tập trung đông nhất với trên 63% dân số. Văn hóa Mường được thể hiện rõ nét và đến nay vẫn bảo lưu được nhiều giá trị cổ truyền trong đời sống như: nếp nhà sàn, trang phục truyền thống, tiếng nói, các lễ hội, các nghi lễ, nhạc cụ... Năm 2016, văn hóa Mường được thăng hoa với di sản Mo Mường, nghệ thuật chiêng Mường được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc phê chuẩn Bộ chữ Mường một lần nữa khẳng định công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Mường rất được chú trọng đầu tư.
(HBĐT) - Cùng là việc đưa chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số để giúp người dân về nguồn vốn, kiến thức phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhưng huyện Tân Lạc đã vận dụng một cách uyển chuyển để phát huy tối ưu hiệu quả.
(HBĐT) - Từ xa xưa, dân tộc Mường đã coi dân ca Mường là loại hình giao tiếp, lời tâm sự, tỏ tình với người khác giới, là sự rung động của trái tim. Khi hát, họ được thể hiện tâm tư, tình cảm, nỗi lòng mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, trong nhiều năm, hát dân ca Mường tại các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn huyện Kim Bôi cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh không còn được người dân mặn mà như trước nữa. Không chỉ các cháu nhỏ mà ngay các bà, các chị hiểu, hát được và yêu thích các làn điệu dân ca Mường không còn nhiều. Một số bài dân ca có nguy cơ thất truyền, lãng quên. Thấy được điều đó, nhiều năm nay bằng lòng nhiệt tình, tâm huyết và với mong muốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như bảo tồn các làn điệu dân ca Mường, bà Đinh Thị Kiều Dung, xóm Bo, xã Kim Bình (Kim Bôi) đã mở các lớp truyền dạy đánh chiêng, hát dân ca tại nhiều địa phương cho phụ nữ cùng các cháu nhỏ tham gia học để thêm hiểu và yêu dân ca Mường hơn.