Theo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, dịp Tết năm nay, thời tiết thuận lợi nên lượng du khách về dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng trong những ngày đầu năm tăng đột biến.
Đông đảo đồng bào và du khách về dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Tính từ mùng 1 Tết đến nay, có hơn sáu vạn lượt khách dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Trong đó, riêng mùng 4 Tết, có khoảng 2,5 vạn lượt khách về Đền Hùng. Ông Lưu Quang Huy, Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cho biết, để phục vụ chu đáo đồng bào và du khách về thắp hương, bái Tổ, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã sớm triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; đồng thời thực hiện phân luồng, hướng dẫn giao thông, bố trí các bãi đỗ ô tô, xe máy và trông giữ phương tiện trong khu vực di tích; phối hợp tốt với lực lượng thường xuyên tuần tra, trực gác 24/24 giờ. Cùng với đó, Khu Di tích còn bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ tại các đền, chùa thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân về thăm viếng di tích thực hành các nghi lễ tín ngưỡng theo truyền thống của dân tộc và quy định của nhà nước; bố trí các địa điểm bán hàng lưu niệm, ăn uống, giải khát phục vụ chu đáo du khách; tổ chức tốt hoạt động vận chuyển khách tham quan các khu vực trong di tích bảo đảm thuận lợi và an toàn, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng đồng bào và du khách. Ông Huy cho biết thêm, mặc dù lượng khách đông nhưng do làm tốt công tác chuẩn bị nên trong những ngày qua không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất cắp tài sản gây mất trật tự trị an. Ngoài ra, do làm tốt công tác tuyên truyền nên không còn hiện tượng chen lấn, xô đẩy, mất vệ sinh an toàn thực phẩm… Lực lượng bảo vệ luôn thường xuyên có mặt tại các điểm thờ tự để bảo đảm an ninh trật tự. |
|
(HBĐT) - Khi em hát lên, cả núi rừng như mơ màng, say tiếng hát, anh quên cả thời gian, quên cả bó củi đang đốn dở. Thương mến nhau vì câu hát, ta nên bạn tâm giao, thành đôi tri kỷ... Là người con đất Mường, từ lúc thơ bé, tôi đã được chìm đắm trong những câu hát ví (hát đối), hát thường rang. Với tôi, những câu hát vừa ngọt ngào, vừa thể hiện sự đối đáp thông minh, khéo léo là một di sản thật đáng tự hào. Những ngày đầu xuân, trong chuyến tìm về mảnh đất Mường Động giàu truyền thống, một lần nữa, tôi lại được lắng đọng trong những câu hát, mẩu chuyện và những giai thoại vui…
(HBĐT) - Tối 27/1 (30 Tết), tại tiền sảnh nhà văn hóa tỉnh, Sở VH – TT&DL đã phối hợp với UBND thành phố Hòa Bình tổ chức chương trình văn nghệ “Mùa xuân Hòa Bình”. Tham dự chương trình có lãnh đạo Sở VH – TT&DL, Sở TT&TT, UBND tình phố Hòa Bình và đông đảo người dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong những ngày tháng Tám lịch sử năm 1945, khi cao trào kháng Nhật nổi lên mạnh mẽ khắp cả nước, ở chiến khu Mường Khói lúc bấy giờ, những người con đất Mường một lòng đi theo cách mạng. Lớp học “Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu” ra đời, đặt tại xóm Lọt, xã Hoài ân (nay thuộc xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn) là một minh chứng đầy đủ cho một thời đào măng nuôi cách mạng ở nơi núi rừng heo hút này.
(HBĐT) - Đối với thầy mo ở các bản mường, những ngày thường trong năm đã bận rộn, Tết về, họ càng bận rộn hơn. Nếu như Tết của người Kinh không thể thiếu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, thì với người Mường, Tết không thể trọn vẹn nếu không có thầy mo.
(HBĐT) - Chiêng là loại hình văn hóa đặc sắc đầy sức hấp dẫn trong văn hóa dân gian và đời sống tinh thần của người Mường Hòa Bình. Văn hóa chiêng đã được sáng tạo và lưu truyền trong đời sống cộng đồng người Mường hàng nghìn năm, góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn hóa riêng của người Mường. Những năm gần đây, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của chiêng Mường được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành chức năng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Theo thống kê, dân tộc Mường có 37 lễ hội lớn thì có tới 26 lễ hội sử dụng âm nhạc chiêng. Gần đây, nghệ thuật chiêng Mường còn được đưa vào các sự kiện chính trị, văn hóa lớn của tỉnh một cách hoành tráng và độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc đối với người dân và du khách trong, ngoài nước.
(HBĐT) - Những ngày năm hết Tết đến hay giỗ chạp, cưới xin, ma chay, người Việt Nam thường hay cúng gà thắp hương trên bàn thờ ông bà tổ tiên mà điều đặc biệt đó luôn là gà trống. Gà trống từ trước đến nay là biểu tượng của sự cao quý, gà trống gáy sáng gọi mặt trời dậy, vì thế mà trong phong thủy, gà trống đóng một vai trò quan trọng. để biết được cụ thể về ý nghĩa của gà trống trong phong thủy hãy theo dõi bài viết bên dưới đây, bạn sẽ thú vị.