(HBĐT) - Đồng bào dân tộc Tày chiếm 40,57% dân số trong 5 dân tộc anh em cùng chung sống ở huyện Đà Bắc. Họ sống phân bố rải rác ở các xã: Mường Chiềng, Đồng Chum, Tân Pheo, Tân Minh, Trung Thành…


Trở lại xã Mường Chiềng, nơi có đông người Tày sinh sống nhất và được ví như "trung tâm vùng cao” của huyện, chúng tôi cảm nhận được không khí của ngày Quốc khánh. Ngày 2/9 là dịp để những người con xa quê trở về đoàn tụ, sum họp bên gia đình. ông Sa Văn Xuyên, xóm Nà Mười chia sẻ: "Gia đình tôi có 3 người con, trong đó, 2 cháu gái đang làm việc tại địa phương, cháu trai làm việc trên Sơn La là Sa Đức Hùng. Tất cả đều đã trưởng thành và lập gia đình. Riêng 2 vợ chồng Hùng phải xa nhà vì chồng đi làm, vợ đang theo học tại Đại học Tây Bắc. Chỉ có dịp lễ, tết gia đình tôi mới sum họp đông đủ. Sắp tới ngày Quốc khánh, các con gọi điện hẹn ngày về nên vợ chồng tôi mong lắm. Đợi các con về, gia đình mổ lợn làm vài mâm cơm quây quần cùng đón Tết Độc lập”.


Ông Xa Văn Băng, xóm Chiềng Can, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) thường tổ chức lễ "Làm chấm” cho gia đình theo phong tục của người Tày sau khi vui Tết Độc lập.

Chia tay ông Xuyên, chúng tôi tìm gặp chiến sỹ đã từng có 13 năm (1970-1983) lái xe tại chiến trường miền Nam, đó là ông Xa Văn Hồi, xóm Chiềng Can. Ngậm ngùi khi nhắc lại ký ức thời chiến, ông Hồi giãi bày: "13 năm lái xe tại đơn vị 670 thuộc Trung đoàn 19 cũng là 13 lần tôi đón Quốc khánh cùng đồng đội và chứng kiến những bi hùng của chiến tranh. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác vừa ăn Tết, vừa canh gác và luôn sẵn sàng chiến đấu. Không ít lần tôi chứng kiến đồng đội anh dũng hy sinh bởi đạn, bom của quân thù. Chính những nỗi đau đó đã nuôi ý chí kiên cường, bất khuất, giúp chúng tôi chiến đấu giành độc lập cho đất nước”.

 


Đội văn nghệ xóm Nà Mặn, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) luyện tập tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày trước ngày biểu diễn chào mừng Quốc khánh 2/9.

Trở về sau chiến tranh, ông Hồi có 5 người con, nhưng không may 2 người con đã mất vì bệnh tật. Hiện, ông đang sống cùng người con thứ 3 là Xa Văn Tuân, 2 người con còn lại đi làm xa nhà. Các con của ông thường chỉ về 2 lần/năm vào dịp mùng 2/9 và Tết Nguyên đán. ông Hồi chia sẻ: "Mỗi lần đón Tết Độc lập, tôi chỉ mong muốn các con trở về đoàn tụ cùng gia đình. Với tôi, được thấy con cái ngày một trưởng thành mỗi lần sum họp chính là cái tết vui nhất”.

Các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao như bóng chuyền, bóng đá giữa các xóm, xã nhân dịp Tết Độc lập luôn là tâm điểm thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Có mặt tại buổi tập trước ngày biểu diễn chào mừng Quốc khánh 2/9 của đội văn nghệ xóm Nà Mặn, xã Mường Chiềng, chúng tôi được hòa mình trong không khí hăng say luyện tập của những cô gái Tày. Chị Xa Thị Thay, đội trưởng đội văn nghệ xóm Nà Mặn cho biết: Chúng tôi đang luyện tập tiết mục múa "Điệu xòe thương nhau” để biểu diễn cùng các đội văn nghệ trong xã. Điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái nên chúng tôi chọn để biểu diễn.

Ngoài các hoạt động vui chơi, lễ "Làm chấm” của người Tày cũng được nhiều gia đình tổ chức chung trong dịp Tết Độc lập. Theo ông Xa Văn Băng, xóm Chiềng Can, lễ "Làm chấm” tiếng Tày gọi là "Chặm khưn pứn” thường được tổ chức vào tháng 8, tháng 9 âm lịch, nhưng hiện nay một số hộ kết hợp làm lễ vào dịp 2/9 vì có đông đủ con cháu. Lễ "Làm chấm” của người Tày với mục đích mời tổ tiên về ăn cỗ, phù hộ cho con cháu được may mắn, bình an trong cuộc sống. Điểm khác biệt trong mâm cỗ "Làm chấm” là có nhộng ong, châu chấu, thịt gà, gói trầu, muối, chè. Mâm cỗ chính để cúng thường có đầu, đùi và phao câu gà. Lễ "Làm chấm” ở tất cả các hộ gia đình người Tày nhưng thời điểm làm lễ lại do từng gia chủ quyết định.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Trưởng phòng VH-TT huyện Đà Bắc bày tỏ: "Các xã cần tổ chức mọi hoạt động tập trung, quy củ tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho nhân dân tham gia. Đặc biệt, cần gắn việc học tập và làm theo Bác trong mỗi hoạt động bằng cách nêu cao tinh thần tiết kiệm và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.


                                                                    Thanh Sơn


Các tin khác


Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Người đẹp Đinh Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục