Rằm tháng bảy được coi là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt Nam bởi đây là ngày xá tội vong nhân và lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ theo Phật giáo. Nhưng cúng Rằm tháng Bảy thế nào để vừa thành tâm vừa tiết kiệm thì không phải ai cũng biết cách.

Không đốt nhiều vàng mã

 

Với quan niệm trần sao âm vậy, nên người sống cũng cố gắng liên hệ với thế giới linh hồn bằng cách đốt tiền, vàng mã là để tin rằng người chết cũng có được cuộc sống đủ đầy. Vì thế, đồ vàng mã đã tồn tại trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt từ bao đời nay.

Theo tục lễ cũ, những vàng mã ấy là do các gia đình tự cắt theo kiểu tượng trưng, không tốn kém và đều nhỏ nhỏ, xinh xinh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tập tục đốt vàng mã trong ngày lễ xá tội vong nhân thời nay đã bị biến tướng.

Người ta quan niệm rằng dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần hay người âm phù hộ mà sẵn sàng bỏ ra hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng để mua những mô hình vật dụng đốt cho người âm. Thậm chí, nhiều người còn tin rằng đốt thật nhiều vàng mã là cách để họ báo hiếu cha mẹ đã khuất và tự hào vì đã lo được một cái lễ tươm tất, đầy đủ hơn người. Vậy nên người ta sẵn sàng đốt vàng mã ở khắp nơi, từ gia đình, đến chùa, miếu, thậm chí ngay cả ở công sở, dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết.

Trả lời phỏng vấn của VOV, Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, tục đốt vàng mã ở nước ta chịu ảnh hưởng từ văn hóa tâm linh Trung Quốc, chứ đạo Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá vãng. Trong đạo Phật không có cúng vàng mã. Các sư mất đi không bao giờ đốt tiền, vàng mã. Người chết xuống âm phủ cũng có ngân hàng âm phủ. Trên đời có bao nhiêu ngành nghề dưới âm phủ cũng có đủ. Đốt đồ dùng, tiền vàng mã thành tro, gió thổi bay tung tóe làm sao mà dùng được, tiêu được nên rất lãng phí. Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu khuyên, tiền đó nên để làm từ thiện là tốt nhất.

Đốt vàng mã là tấm lòng người dương gửi tới người âm với tâm niệm "trần sao âm vậy", vì thế hãy đốt vàng mã một cách văn minh và tiết kiệm để phù hợp với phong tục tập quán của dân gian ta.

Không mâm cao cỗ đầy

 

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, cúng Rằm tháng Bảy là tập tục được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các gia đình nên coi như đây là dịp cúng bái tưởng nhớ đến tổ tiên, tích cực làm việc thiện chứ không nên sa đà, hoang phí đốt vàng mã, mâm cao cỗ đầy.

Cách cúng rằm vừa thành tâm vừa tiết kiệm

Vào dịp Rằm tháng Bảy, các gia đình người Việt thường chuẩn bị 3 mâm lễ cúng dưới đây để tỏ tấm lòng thành kính với những người đã khuất.

Mâm cúng Phật

 

Đối với những gia đình theo đạo Phật thì Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Vì vậy, vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Lúc làm lễ cúng nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này. Một điều cũng cần đặc biệt chú ý nữa là theo quan niệm từ lâu đời mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày.

Mâm cúng thần linh và gia tiên

 
 

Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.

Các gia đình có thể làm một mâm cơm mặn với đủ các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.

Mâm cúng chúng sinh

 

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, mâm cỗ cúng cô hồn thường có: 1 đĩa muối, gạo, cháo trắng loãng, giấy áo, giấy tiền, mía, bánh kẹo tiền mặt (tiền thật), 5 loại trái cây mỗi loại 1 quả hoặc 1 chùm nhỏ, khoai lang (hoặc ngô), 3 ly nước, 3 cây nhang và 2 ngọn nến.

Ông cho biết, sở dĩ không thể thiếu cháo loãng vì dân gian quan niệm rằng, những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Mâm cúng cô hồn được đặt ngoài sân và cúng vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn đi.


                                                                                      Theo Gia đình.Net

Các tin khác


Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh năm 2017

(HBĐT) - Tối 24/8, tại Cung văn hóa tỉnh, Sở VH-TT&DL tổ chức khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh năm 2017. Đến dự khai mạc có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện, thành phố.

Nỗi lo mất đi danh thắng đẹp - thác Mu

(HBĐT) - Khoảng 2 năm trở lại đây, thác Mu - xã Tự Do (Lạc Sơn) trở nên nức tiếng gần, xa nhờ cảnh quan tuyệt mỹ hiếm thấy. Thế nhưng, dòng thác đẹp này đang đối diện với nguy cơ bị mất khi tại đây triển khai dự án làm thủy điện.

Xã Xăm Khòe khó khăn giữ vững danh hiệu làng văn hóa

(HBĐT) - Xăm Khòe là xã vùng sâu của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 20 km. Xã có 675 hộ và 2.804 nhân khẩu, dân tộc Thái chiếm 95%. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân đang từng bước được cải thiện. Trong thời gian qua, phong trào xây dựng làng, bản văn hóa đã được chính quyền xã triển khai thực hiện nghiêm túc và nhận được sự hưởng ứng của nhân dân. Tuy nhiên, tại xã Xăm Khòe, một thực tế đang tồn tại cần tháo gỡ là vấn đề giữ vững danh hiệu làng văn hóa nhiều năm liên tiếp gặp rất nhiều khó khăn.

Điểm du lịch văn hóa tâm linh hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Sau nhiều năm triển khai, đến nay, công trình bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Thác Bờ đã hoàn thành và đưa vào khai thác là một điểm du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh trên khu vực hồ Hòa Bình.

Thu hút trên 300 thiếu nhi trên địa bàn tham gia các hoạt động hè

(HBĐT) - Nhà thiếu nhi tỉnh vừa tổng kết các hoạt động hè và trao thưởng giáo viên, học sinh xuất sắc năm 2017. Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, các thầy, cô giáo và 200 phụ huynh, thiếu nhi trên địa bàn thành phố.

Cuộc sống mới trên chiến khu cách mạng Cao Phong- Thạch Yên

(HBĐT) - Những ngày mùa thu tháng 8, chúng tôi có dịp về thăm chiến khu cách mạng Cao Phong- Thạch Yên. Lần theo những cứ liệu lịch sử, chúng tôi như được sống lại những ngày cách mạng hào hùng năm xưa. Vùng đất Cao Phong- Thạch Yên xưa có địa hình núi non hiểm trở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục