Tiếp tục các hoạt động tham dự Festival Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ 19 đang diễn ra tại Sochi, Liên bang Nga, ngày 18/10, lãnh đạo đoàn đại biểu Việt Nam đã có nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi song phương với lãnh đạo các Hội liên hiệp thanh niên các nước, trong đó đáng chú ý là cuộc gặp lần đầu tiên giữa Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong và Chủ tịch Hội đồng điều phối của Tổ chức xã hội toàn Nga Đội Cận vệ trẻ Nước Nga Thống nhất Denis Davidov.
Gian hàng trưng bày của
Việt Nam. (Ảnh: Tâm Hằng/Vietnam+)
Ngoài ra,
các đại biểu thanh niên đẩy mạnh hoạt động quảng bá và giao lưu trong khuôn khổ
Góc Việt Nam và gian trưng bày Việt Nam tại Festival.
Tại buổi tiếp và trao đổi với Chủ tịch Đội Cận vệ trẻ Nước Nga Thống nhất, anh
Lê Quốc Phong thông tin về Việt Nam với những thành tựu sau 30 năm đổi mới,
phát triển đất nước, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với các hoạt
động, phong trào đồng hành, hỗ trợ phát triển thanh niên, từ đó góp phần vào sự
nghiệp xây dựng kinh tế-xã hội đất nước.
Anh Lê Quốc Phong nhấn mạnh, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh luôn
xem trọng việc kết nối thanh niên với các tổ chức, trong đó có Đội Cận vệ trẻ
Nước Nga Thống nhất để chia sẻ sự quan tâm, kinh nghiệm và hợp tác đối với các
vấn đề chung; phát huy vai trò của thanh niên, nhất là sinh viên, trong việc đóng
góp sự nghiệp chung của đất nước.
Đồng thời, anh Lê Quốc Phong bày tỏ mong muốn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và Đội Cận vệ trẻ Nước Nga Thống nhất có thêm nhiều hoạt động luân phiên
trao đổi đoàn cấp cao; cử sinh viên tham dự sự kiện của hai bên, kết hợp giao
lưu văn hóa.
Về phần mình, Chủ tịch Đội Cận vệ trẻ Nước Nga Thống nhất Denis Davidov giới
thiệu về tổ chức, các hoạt động chính của Đội Cận vệ. Đây là tổ chức thanh niên
của đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền, được thành lập từ năm 2005, hiện có hơn
170.000 hội viên.
Chủ tịch Đội Cận vệ trẻ Nước Nga Thống nhất đặc biệt quan tâm đến các hoạt động
tình nguyện và tổ chức tình nguyện của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
cũng như các nguy cơ về mạng xã hội, tin nhắn nặc danh, tiền ảo... và đề xuất
có thêm nhiều cuôc gặp thường xuyên hơn nữa giữa hai tổ chức.
Hai bên cũng đã thống nhất sẽ sớm có các hoạt động gặp gỡ tiếp theo để có thêm
các hợp tác sâu rộng hơn nữa.
Cùng ngày, lãnh đạo đoàn Việt Nam đã gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo đoàn đại
biểu Campuchia, Belarus.
Song song với mảng chính trị, các đại biểu thanh niên Việt Nam tham dự Festival
đặc biệt đẩy mạnh hoạt động quảng bá văn hóa, giao lưu với các đại biểu khác
tại Festival. Góc Việt Nam và gian trưng bày của Việt Nam lúc nào cũng đông kín
các bạn bè quốc tế, thích thú với chiếc mũ tai bèo, với màu áo xanh tình nguyện
và nụ cười Việt Nam dưới vành nón lá.
Cô tình nguyện viên xinh đẹp Alisia người Nga nói với phóng viên TTXVN, sau khi
hết ca làm, cô đã mải mê tham quan tất cả các gian trưng bày và đặc biệt thú vị
với đất nước Việt Nam nhỏ bé song lại có tới 54 dân tộc cùng chung sống, mỗi
dân tộc có màu sắc trang phục riêng, và những nét văn hóa riêng đặc sắc.
Hình ảnh đất nước đến với bạn bè năm châu không chỉ ở phương diện văn hóa, đại
diện thanh niên toàn thế giới còn chú ý tìm hiểu cả khía cạnh chính trị.
Đại biểu Kamim từ Kazakhstan cho biết Việt Nam đối với anh trước hết là hình
ảnh lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh. Vì là đại biểu tham dự mang chính trị của
Festival nên anh muốn tìm hiểu về hệ thống chính trị của Việt Nam, cụ thể là
cách thức bầu cử đại biểu toàn quốc cũng như các tác giả chính trị và lịch sử
đang được quan tâm của đất nước.
Các bạn trẻ thích thú
với trang phục của 54 dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Tâm Hằng/Vietnam+)
Chị Lê Hồng Hạnh, đại biểu Việt Nam chia sẻ với phóng viên rằng đoàn đã cân
nhắc chọn lựa những món lưu niệm mang đến Festival sao cho chúng phải là diện
mạo thu nhỏ về tính cách Việt, ẩm thực Việt và bản sắc Việt Nam. Và bằng chứng
là qua những ngày liên hoan Góc Việt Nam đã thu hút được rất đông chú ý của các
bạn bè quốc tế.
Tại Festival lần này, các hoạt động đại biểu có thể tham dự rất phong phú bao
gồm tất cả các mảng kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, y tế, giáo dục
v.v. và được thực hiện theo nhiều cấp độ, từ nghiêm túc tại các phòng hội thảo,
tọa đàm, cho đến giải trí tập thể như các cuộc thi đấu, triển lãm các công nghệ
mới nhất của Nga, ca nhạc...
Hầu như các hoạt động đều diễn ra song song tại các khu vực khác nhau tại Trung
tâm nên mỗi đoàn đại biểu phải phân công chia thành nhiều nhóm nếu muốn tham dự
được thêm nhiều sự kiện. Những hoạt động sôi nổi mang đậm chất trẻ tại festival
đã xóa đi mọi rào cản về ngôn ngữ và màu da. Cứ chốc chốc tiếng nhạc sôi động
và vòng vũ công trong trang phục dân tộc lại cuốn theo mọi bạn bè qua lại, cùng
học múa, học hát, hoặc chỉ đơn giản là trao nhau nụ cười thân thiện.
Festival Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ 19 đã đi quá nửa chặng đường
và ngày mỗi ngày càng ghi thêm nhiều dấu ấn trong lòng các bạn trẻ năm châu./.
TheoVietnamplus
(HBĐT) - Tại tỉnh Hòa Bình, các di tích khảo cổ Văn hóa Hòa Bình phân bố ở hầu khắp các huyện, thành phố. Theo số liệu thống kê của Viện Khảo cổ học Việt Nam năm 1989, tỉnh Hòa Bình có 69 địa điểm di tích Văn hóa Hòa Bình. Các di tích đều nằm trong các hang động và mái đá cao ráo quanh các thung lũng, có hệ sinh thái phổ tạp thuận lợi cho việc săn bắt và hái lượm. Đặc biệt rất sẵn nguyên liệu cuội để chế tác công cụ lấy từ các sông, suối chảy qua lòng thung lũng.
(HBĐT) - Người Mường sử dụng mo để thực hành các nghi lễ phổ biến trong đời sống. Có 23 nghi lễ sử dụng mo, chia thành 4 nhóm chính. Đó là nhóm nghi lễ cầu phúc, cầu lộc, nghi lễ gọi linh hồn con người; nghi lễ trừ tà ma, cầu yên, cầu sức và nghi lễ đặc biệt là tang lễ. Như vậy, Mo gắn với cuộc đời một con người ngay từ khi sinh ra trong lễ mụ sinh, lễ vía; cho đến khi dựng vợ, gả chồng là lễ cưới; cầu yên, cầu sức trong lễ cúng ma nhà, ma rừng cho đến khi nằm xuống.
(HBĐT) - Vào khoảng những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, công cuộc khai thác thuộc địa đã tạo điều kiện cho các nhà địa chất, khảo cổ Pháp phát hiện hàng loạt di tích tiền sử, trong đó tiêu biểu nhất là Văn hóa Hòa Bình gắn với tên tuổi nữ tiến sĩ khảo cổ học Madelain Colani.
(HBĐT) - Huyện vùng cao Mai Châu có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời với 2 dân tộc Thái, Mông chiếm đa số. Trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn đã tập trung chỉ đạo, đa dạng hóa hoạt động văn hóa, văn nghệ, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.
Bùi Văn Tỉnh
Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ vùng Tây Bắc, có vị trí địa lý quan trọng, là vùng đệm trung gian tiếp nối giữa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ với vùng Tây Bắc của Tổ quốc; có diện tích tự nhiên 4.610 km2, dân số trên 83 vạn người. Trên địa bàn tỉnh có các dân tộc Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông, Hoa cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%. Là vùng đất cổ với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng đông nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú, nên ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất Hòa Bình để lại một nền văn hóa nổi tiếng "Văn hóa Hòa Bình”.
(HBĐT)-Nền Văn hóa Hòa Bình được các nhà khảo cổ học nghiên cứu từ rất sớm. Trong đó phải kể đến các nhà khoa học trong và ngoài nước có công trong việc phát hiện, nghiên cứu về Văn hóa Hòa Bình như: Madelaine Colani, tiến sĩ địa chất, người có công đầu trong việc phát hiện, nghiên cứu và đặt tên cho nền "Văn hóa Hòa Bình”; Mathew - người đầu tiên lấy Văn hóa Hòa Bình trong phạm vi toàn cầu làm đề tài luận văn tiến sĩ; Boriscopski, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đá cũ người Nga, Đại học Tổng hợp Leningrad (Saint Peterburg) Liên Xô cũ đã tiến hành phúc tra một số hang mà M.Colani đã phát hiện và khai quật, đồng thời phụ trách khai quật hang Muối, hang Tằm…;