Chương trình giao lưu nghệ thuật kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga được tổ chức vào ngày 29/10/2017 tại Hà Nội.

Để kỷ niệm "100 năm Cách mạng tháng Mười Nga” và nêu bật ảnh hưởng sâu sắc của sự kiện mang tầm vóc nhân loại đó đối với cách mạng Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán LB Nga tại Việt Nam và Trung tâm Văn hóa- Khoa học Nga tại Hà Nội tổ chức đêm giao lưu- nghệ thuật với chủ đề "Vang mãi bài ca tháng Mười”.

 

 Đêm giao lưu- nghệ thuật được tổ chức tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô– một công trình văn hóa do nhân dân Nga và các dân tộc trong Liên bang Xô viết trước đây trao tặng cho Việt Nam. Chương trình gồm những phóng sự, những cuộc phỏng vấn ý nghĩa, đầy bất ngờ, gây xúc động và các tiết mục văn nghệ do các nghệ sĩ Nga và Việt Nam biểu diễn.

Khách mời của chương trình là các nhân chứng lịch sử của tình hữu nghị Việt – Nga; biểu trưng cho mối quan hệ hữu nghị bền chặt, sự giúp đỡ quý báu về quân sự, kinh tế, giao lưu văn hóa và tình cảm chân thành, tha thiết giữa những tâm hồn, tính cách Nga và Việt Nam. Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay là cái nôi đào tạo ra rất nhiều thế hệ các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các tướng lĩnh quân sự, trí thức, nghệ sỹ… Trên tất cả các lĩnh vực cần thiết cho công cuộc chiến đấu bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam; hàng ngàn, hàng vạn sinh viên được đào tạo tại quê hương Cách mạng tháng Mười đã về nước và trở thành nhân tố quan trọng, nguồn sinh lực vô giá cho Việt Nam bảo vệ và xây dựng đất nước. Với truyền thống "uống nước nhớ nguồn”, nhân dân Việt Nam mãi ghi nhớ những tình cảm tốt đẹp ấy của nhân dân Liên Xô và nước Nga.

Khán thính giả sẽ được nghe, xem các tiết mục văn nghệ đặc sắc, những ca khúc Nga được công chúng ưa thích như: Giã biệt em gái Slavơ, Từ Razlip đến Pắc Bó, Tình ca thảo nguyên, "Ôi-xa” hỡi chiến binh, Đôi bờ, Kachiusa, Chiều Matxcova, Bước ra cánh đồng ban đêm cùng chiến mã, Nụ cười... Các tiết mục văn nghệ do các nghệ sĩ Nga của Dàn đồng ca Cô-dắc Matxcova cùng các nghệ sĩ Việt Nam: NSND Quang Thọ, NSND Thái Bải, NSUT Quốc Hưng, NSUT Đăng Dương, NSUT Việt Hoàn, các ca sĩ Hoàng Tùng, Đăng Thuật, Thu Lan, Hiền Anh, Bùi Thu Huyền, CLB thiếu nhi Linh An... biểu diễn.

Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp trên các kênh phát thanh- truyền hình của VOV như: VOV3, VTC1, VOVTV vào 20h ngày 29/10/2017./. 

                                                Theo VOV.VN

Các tin khác


Khai trương trưng bày hiện vật, tư tiệu bảo; trưng bày sách, báo chủ đề về “Văn hóa Hòa Bình”

(HBĐT) - Ngày 17/10, UBND tỉnh tổ chức Khai trương trưng bày hiện vật, tư tiệu bảo tàng; trưng bày sách, báo, tạp chí chủ đề về "Văn hóa Hòa Bình” và triển lãm ảnh đẹp du lịch Hòa Bình năm 2017. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo: Trần Đăng Ninh, Phó BÍ thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh và đông đảo các em học sinh trên địa bàn.

Triển lãm màu nước Quốc tế lần thứ hai tại Việt Nam

Từ ngày 23/10-15/11, Triển lãm màu nước quốc tế lần thứ hai sẽ được Hội Màu nước Quốc tế - chi nhánh tại Việt Nam (IWS Việt Nam) tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Khám phá vẻ đẹp hang Muối

(HBĐT) - Hang Muối là một mái đá nằm trong khối đá vôi Chiềng Khến, thuộc thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc, là di tích khảo cổ cấp quốc gia. Đây là nơi đọng lại nhiều dấu ấn của một nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hóa của người Việt cổ thời xa xưa.

Văn hóa Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Tại tỉnh Hòa Bình, các di tích khảo cổ Văn hóa Hòa Bình phân bố ở hầu khắp các huyện, thành phố. Theo số liệu thống kê của Viện Khảo cổ học Việt Nam năm 1989, tỉnh Hòa Bình có 69 địa điểm di tích Văn hóa Hòa Bình. Các di tích đều nằm trong các hang động và mái đá cao ráo quanh các thung lũng, có hệ sinh thái phổ tạp thuận lợi cho việc săn bắt và hái lượm. Đặc biệt rất sẵn nguyên liệu cuội để chế tác công cụ lấy từ các sông, suối chảy qua lòng thung lũng.

Đưa Mo Mường trở thành di sản văn hóa phi vật thể

(HBĐT) - Người Mường sử dụng mo để thực hành các nghi lễ phổ biến trong đời sống. Có 23 nghi lễ sử dụng mo, chia thành 4 nhóm chính. Đó là nhóm nghi lễ cầu phúc, cầu lộc, nghi lễ gọi linh hồn con người; nghi lễ trừ tà ma, cầu yên, cầu sức và nghi lễ đặc biệt là tang lễ. Như vậy, Mo gắn với cuộc đời một con người ngay từ khi sinh ra trong lễ mụ sinh, lễ vía; cho đến khi dựng vợ, gả chồng là lễ cưới; cầu yên, cầu sức trong lễ cúng ma nhà, ma rừng cho đến khi nằm xuống.

85 Năm vinh danh toàn cầu “Văn hóa Hòa Bình”

(HBĐT) - Vào khoảng những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, công cuộc khai thác thuộc địa đã tạo điều kiện cho các nhà địa chất, khảo cổ Pháp phát hiện hàng loạt di tích tiền sử, trong đó tiêu biểu nhất là Văn hóa Hòa Bình gắn với tên tuổi nữ tiến sĩ khảo cổ học Madelain Colani.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục