(HBĐT) - Ngày 31/1, Bảo tảng tỉnh tổ chức Lễ đón nhận Huân chương lao động hạng ba.
Thừa ủy quyền, lãnh đạo Sở VH,TT&DL trao Huân chương Lao động Hạng Ba cho Bảo tàng tỉnh.
Bảo
tàng tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở VH,TT&DL, có chức năng nhiệm vụ
nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày toàn bộ di sản văn hóa các
dân tộc tỉnh Hòa Bình. Trong 5 năm qua, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức thành công 14
cuộc trưng bày chuyên đề và trưng bày lưu động phục vụ các sự kiện chính trị
của đất nước và của tỉnh; tiến hành sưu tầm, thẩm định từ các cá nhân và tổ
chức trong tỉnh được nhiều hiện vật có giá trị cao như: sưu tập tiền xu cổ gồm
5733 đồng, sưu tầm vỏ đạn trong chiến dịch Hòa Bình…; hoàn thiện 14 hồ sơ khoa
học di tích lịch sử văn hóa trình các cấp ra quyết định xếp hạng, trong đó có 3
di tích quốc gia và 11 di tích cấp tỉnh; tiến hành tu bổ, tôn tạo trong chương
trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa cho 4 di tích, gồm: di tích lịch sử cách
mạng Tu Lý - Hiền Lương (Đà Bắc), di
tích thắng cảnh cấp quốc gia hang Chiều thị trấn Mai Châu (Mai Châu), di tích
lịch sử văn hóa Đền và miếu Trung Báo (Lương Sơn) và di tích thắng cảnh Động
Nam Sơn (Tân Lạc). Ngoài ra, Bảo tàng tỉnh còn tuyên truyền, giới thiệu giá trị
nội dung nhiều di tích trên địa bàn tỉnh cho các đoàn khách, các đoàn học sinh,
sinh viên trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu; tiến hành tổ chức điều
tra, khảo sát các lễ hội, các di tích trình các cấp cho chủ trương phục dựng và
bảo tồn.
Trong
5 năm từ 2012 – 2016, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình đã liên tục đạt Tập thể lao động
xuất sắc, năm 2015 được UBND tỉnh tặng cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua và
được tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen của Sở VH,TT&DL, Công an tỉnh,
UBND tỉnh, Bộ VH,TT&DL và của Thủ tướng Chính Phủ. Với những thành tích đã
đạt được trong giai đoạn 5 năm (từ
2012-2016), Bảo tàng tỉnh đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động
Hạng Ba.
Hồng Ngọc
Du lịch Hà Nội đang vào mùa cao điểm. Phần lớn các khách sạn bốn, năm sao trên địa bàn đang "cháy phòng"; những sản phẩm du lịch truyền thống tại Thủ đô như: tham quan các di tích, tham quan, xem biểu diễn nghệ thuật tại khu vực phố cổ... đã bắt đầu quá tải. Thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng những sản phẩm, những điểm đến mới mang đậm dấu ấn du lịch Thủ đô để tiếp tục có những bước đột phá trong thu hút khách du lịch.
(HBĐT) - Nằm sát lòng hồ sông Đà vẫn tập quán canh tác truyền thống tự cung, tự cấp từ trồng ngô, sắn, trồng rừng rồi ở trong những căn nhà với nghề dệt thổ cẩm tỉ mỉ được làm từ nguyên liệu truyền thống hàng tháng mới xong một bộ váy… Đó là nét đặc trưng của người Dao ở xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) tồn tại hàng nghìn năm nay.
(HBĐT) - Từ xa xưa, người Mường xem chiêng như vật báu, thậm chí chiêng được coi là có linh hồn, không chỉ sử dụng trong việc gia đình mà còn dùng nhiều trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng như lễ mừng cơm mới, đón Tết, hội hè, đám cưới, kể cả đi sắn bắn hoặc báo tin. Với người Mường Hòa Bình nói chung, người Mường Vang (Lạc Sơn) nói riêng, chiêng là nhạc khí dân tộc, âm thanh quan trọng nhất, linh thiêng nhất trong sinh hoạt văn hóa.
(HBĐT) - Những năm qua, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Kỳ Sơn đã phát triển mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, được đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng, góp phần tạo nên diện mạo mới cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, QP-AN ở địa phương.
(HBĐT) - Ngày 25/1, Sở VH,TT&DL tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác VH,TT,DL và gia đình năm 2017, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018. Dự hội nghị có các đồng chí Đinh Văn Dực – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2017, trên địa bàn tỉnh tổ chức 59 lễ hội, trong đó, 6 lễ hội quy mô cấp huyện và 53 lễ hội cấp xã, xóm. Sở VH-TT&DL trình UBND tỉnh cho phép phục dựng 4 lễ hội truyền thống: Lễ hội Gầu Tào, xã Pà Cò (Mai Châu); lễ hội Đình Ngòi, xã Sủ Ngòi (TP Hoà Bình); lễ hội Cầu Mường, xã Mường Chiềng (Đà Bắc); lễ hội Mường Động, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).