(HBĐT) - Tiết trời khô ráo, ấm áp đã giúp mọi nhà ở các miền quê trong tỉnh thuận tiện đi chúc Tết, du xuân. Tết này nhiều niềm vui. Vui không chỉ vì sự tươi mới mà còn thấp thoáng những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là người người, nhà nhà xích lại gần nhau hơn.

 


Người dân thành phố Hòa Bình thưởng thức màn pháo hoa chào đón năm mới Mậu Tuất 2018.



Tục đụng lợn, nét đẹp văn hóa trong ngày Tết.ảnh chụp tại xóm Bo, xã Gia Mô (Tân Lạc).


Thi đấu bóng chuyền là hoạt động được yêu thích trong ngày Tết. ảnh chụp tại giải bóng chuyền mừng xuân xã Chí Đạo (Lạc Sơn).

 

Mới 24 - 25 Tết, ở các vùng quê trong tỉnh không khí Tết đã nhộn nhịp. Điều đó dễ nhận thấy nhất ở các cửa hàng tạp hóa hay đơn thuần ở những quán bán lẻ, đó là những gói mứt Tết, bánh, kẹo với sắc màu sặc sỡ đã được bày bán. Phiên chợ Tết nhộn nhịp lên từng ngày.

Ngày 27 Tết, chúng tôi có dịp đi chợ Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc). "Nếu không được đi chợ Tết thì tiếc lắm vì ngày này đông vui, hàng hóa nhiều, thích mua gì cũng có”, bà Bùi Thị Hải, xóm ải, xã Phong Phú chia sẻ. Chính vì lẽ đó, chợ Tết không chỉ là nơi mua bán mà trở thành địa điểm du xuân náo nhiệt.

 

Không quá khi có người nhận định, chợ phiên ngày Tết đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, điểm tô cho những ngày vui trọn vẹn.

ở thành phố Hòa Bình, Tết cũng đến rất sớm, đường phố được dọn dẹp, trang hoàng cờ hoa, đèn điện lung linh. Nhịp sống hiện đại nhưng vào các ngày 28, 29 Tết, nhiều nhà vẫn thịt lợn để làm bữa cơm tất niên. Đó là những ngày cận Tết, còn trong những ngày Tết có bao điều thú vị mà chúng tôi ghi nhận được.

Tục đụng lợn vẫn là nét văn hóa đặc sắc trong ngày Tết. Nếu như xưa kia, thời mà ông cha nói vui rằng, dù giàu hay nghèo thì ngày 30 Tết vẫn có thịt treo trong nhà, một con lợn có thể nhiều nhà chung nhau thì nay đã có nhiều sự đổi khác. ở xã Gia Mô (Tân Lạc), một xã thuộc vùng sâu, nhiều năm nay hầu như mỗi nhà đều mổ một con lợn để ăn Tết. Ngoài lợn, việc mổ trâu, bò trong cũng phổ biến hơn. Sự đổi thay đó được lý giải đơn giản rằng: Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã xây dựng đường sá thuận lợi, điện đến mọi nhà nên kinh tế ngày càng khấm khá.

Sáng sớm ngày 30 Tết, gia đình ông Bùi Văn úc cùng các hộ ở xóm Bo, xã Gia Mô (Tân Lạc) mổ lợn. Để có đủ người mổ lợn, ông úc đã huy động con cháu, anh em. ông úc cho biết: "Hôm nay nhiều nhà mổ lợn nên gia đình phải mổ lúc sáng sớm mới có con cháu đến giúp. Mổ xong lợn nhà mình thì tất cả lại sang mổ lợn nhà khác, cứ xoay vòng như vậy thôi. Điều này giúp các gia đình thuận lợi trong việc chuẩn bị thức ăn cho ngày Tết và mọi người thêm đoàn kết, gắn bó hơn”. Đó là giá trị đáng quý mà bà con trong tỉnh vẫn giữ được của tập tục này, mặc dù hầu như mỗi nhà đều mổ một con lợn để đón Tết.

"Sáng mai nhà mình thịt lợn, trân trọng mời anh em đến ăn Tết”, một người bạn đăng trên mạng xã hội facebook, kèm theo câu nói hài hước "Thông báo này thay cho giấy mời”. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã góp phần tạo ra sự tươi mới cho Tết nay. Đối với người trẻ, những lời mời, lúc chúc, lời hẹn hầu hết đều thông qua mạng xã hội. Đây cũng là nơi để mọi người chia sẻ những hình ảnh đẹp trong ngày Tết, cập nhật các hoạt động cho bạn bè, người thân ở xa được biết. Những người đứng tuổi, người già cũng gia nhập mạng xã hội ngày một đông đảo. Không ít người chia sẻ rằng, chính facebook đã giúp họ trẻ trung hơn, năm mới niềm vui trọn vẹn hơn.

Tết là dịp để đoàn tụ, song cũng là cơ hội để đi du xuân. Nhiều người chọn cho mình cách du xuân khá bụi bặm, đó là: xách ba lô, ngồi trên xe máy và đi phượt đó đây. Bản Lác, Thung Nai, Đền Bờ… là những địa điểm được du khách trong và ngoại tỉnh lựa chọn lui tới. Những lễ hội nổi tiếng như: Lễ hội chùa Tiên, Lễ hội Mường Thàng, Mường Động cùng là địa điểm được du khách gần xa yêu thích. Trong đó, Lễ hội chùa Tiên đã khai hội vào ngày mùng 4 Tết (19/2), thu hút hàng vạn du khách gần xa. Lễ hội này là nơi diễn ra các trò chơi dân gian, cầu cho quốc thái, dân an, nhà nhà an khang, thịnh vượng.

Hay ở những xã vùng sâu như xã Chí Đạo (Lạc Sơn), ngày mùng 6 Tết cũng tổ chức đại hội thể thao, thi đấu bóng chuyền và các môn truyền thống. "Năm nào cũng vậy, vào dịp này xã đều tổ chức các hoạt động giao lưu thể dục, thể thao để chuẩn bị cho năm mới, vụ mùa mới”, anh Bùi Văn Dư, Bí thư Đoàn xã Chí Đạo chia sẻ. Chưa kể, trong những ngày Tết, ở các khu dân cư còn tổ chức các giải đấu bóng chuyền, bóng đá tự phát. Một số lễ hội thường niên đã diễn ra trong những ngày Tết. Các nơi chùa chiền cũng ngày một đông hơn du khách trong và ngoài tỉnh lui tới.

Tết đã ngày càng đủ đầy hơn, vui tươi hơn, không khó để nhận ra điều đó. Thế nhưng, những câu chuyện cũ của Tết vẫn còn đó khiến chúng ta trăn trở. Đó là những cuộc nhậu say quá chén, những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc. Tết đã qua nhưng "tháng ăn chơi” vẫn còn đó, nhà nhà vẫn cần hết sức cẩn trọng để cầu may mắn cho năm mới và tránh những điều rủi ro. Mong rằng, mọi nhà đều sẽ có được niềm vui trọn vẹn, chào đón năm mới với nhiều niềm vui, sự may mắn, an bình.


Viết Đào


Các tin khác


Du xuân trên những miền du lịch hấp dẫn

(HBĐT) - Mùa xuân, đất trời như nở hoa, nơi nơi nắng ấm ngập tràn, chim chóc hót ca, cây lá căng tràn nhựa sống như thôi thúc bước chân du khách. Giữa tiết xuân ấm áp, khách du xuân thong dong thưởng ngoạn, thỏa thích tìm về những điểm đến thiên nhiên kỳ thú và đón nhận những tình cảm của người dân vùng Mường Hòa Bình hồn hậu và nồng nàn.

Giữ lại hương vị Tết xưa trong chiếc bánh chưng

(HBĐT) - "Thịt mừ, dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam trong ngày Tết cổ truyền. Trải qua bao nhiêu năm hình thành và phát triển, ẩm thực ngày Tết giờ đây đã phong phú hơn với nhiều món ăn hấp dẫn nhưng vẫn không thể nào thiếu bánh chưng. Hình ảnh cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng làm cho ngày Tết thêm ấm cúng, đủ đầy và đoàn viên. Tuy nhiên, do sự bận rộn, do những thay đổi của cuộc sống nên giờ đây không phải nhà nào cũng có nồi bánh chưng trong dịp Tết.

Thú chơi hoa, cây cảnh ngày xuân

(HBĐT) - Không biết từ bao giờ, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, trong mỗi gia đình không thể thiếu sắc màu rực rỡ của hoa, cây cảnh. Thú chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đã trở thành nghệ thuật, một nét đẹp gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. Trong sắc xuân rực rỡ, ý nghĩa của những bông hoa, nhành cây đem đến cho mỗi gia đình những gì tươi đẹp nhất của một năm mới.

Dấu ấn nền“Văn hóa Hòa Bình”

(HBĐT) - Văn hoá Hoà Bình là nền văn hoá tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và Đông Nam á. ở tỉnh ta, Văn hóa Hòa Bình phân bố dày đặc ở nhiều địa phương. Nền Văn hóa Hòa Bình tại tỉnh không chỉ là minh chứng khẳng định Hòa Bình là một trong những chiếc nôi của loài người mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học vô cùng quan trọng.

Đầu năm đi lễ chùa

(HBĐT) - Phong tục đi chùa, xin lộc xuân là nét đẹp văn hóa của người á Đông. Tại Việt Nam cũng theo quy luật của tự nhiên "Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” (mùa xuân thì sinh ra, mùa hạ thì trưởng thành, mùa thu thì thu liễm, mùa đông thì bế tàng). Vì vậy, phong tục đi chùa đầu xuân vừa là khởi đầu của một năm, khởi đầu của sự sống và trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng lâu đời của người Việt.

Ngày Xuân nhớ thơ chúc Tết của Bác Hồ

(HBĐT) - Như đã thành lệ, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, Bác Hồ đều có thơ gửi tặng đồng bào, chiến sĩ cả nước. Mỗi vần thơ của Bác như những lời khích lệ, động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương, đất nước. Còn nhớ, bài thơ chúc Tết, mừng Xuân đầu tiên của Bác Chúc Tết Nhâm Ngọ - 1942 được Bác viết sau một năm về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, giữa lúc chiến tranh thế giới đang ở thời kỳ ác liệt, dân ta còn dưới ách áp bức bạo tàn của phát xít Nhật và thực dân Pháp, nhưng những lời thơ của Bác năm đó như một sự báo hiệu mùa xuân cách mạng đang tới:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục