(HBĐT) - Ngày 12/2 tức ngày 8 tháng giêng, UBND xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn tổ chức lễ hội Đình Cổi. Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp xã, gắn liền với các sự kiện văn hoá của các địa phương trong 3 ngày. Lễ hội có 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần chính lễ là nghi lễ rước sắc phong và rước thánh từ chân núi Khụ Bậy về đình. Phần hội có những trò chơi dân gian như đánh mảng, đánh cù, kéo co, nhảy dây, đi cà kheo, ném còn, giao lưu văn nghệ dân gian, thi bóng chuyền…
Phần làm lễ chuẩn bị nghi lễ rước sắc phong
Tương truyền
Quốc Mẫu cùng hai con gái là Vua Ả, Vua Út cưỡi voi từ núi Ba Vì về tới đồng
Khậm Mụ (thuộc xã Bình Chân bây giờ) thì dừng chân nghỉ trưa. Quốc Mẫu giả
trang người ăn mày tiếp xúc với đám trẻ chăn trâu, dạy chúng múa hát. Sau
đó, mẹ con Quốc Mẫu (Hoàng Bà) biến lên đỉnh núi Bật cạnh đó. Còn lại hai con
voi biến thành hai hòn đá to trên đồng Khậm Mụ. Từ đấy, dân dựng đình thờ Hoàng
Bà ở Côi Đang, Khậm Mụ. Để tưởng nhớ công lao Quốc Mẫu (Hoàng Bà), người xóm
Cành, nơi có những đứa trẻ chăn trâu được học múa hát với Hoàng Bà, được dân
trong vùng phân công chuyên trông coi về múa chèo đình, còn gọi là vá chèo. Lễ hội Đình Cổi bắt đầu từ đó và được duy trì qua nhiều
thế hệ, giờ đây đã trở thành một nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong
đời sống sinh hoạt của người Mường. Lễ hội mang đậm nét văn hoá dân gian truyền
thống lâu đời của nhân dân địa phương. Đồng thời, tái tạo được nét sinh hoạt
văn hoá sơ khai độc đáo kết hợp với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao.
Lễ hội cũng là sự quảng bá thu hút khách du lịch đến với địa phương góp phần
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Việt Lâm
(HBĐT) - Trong 2 ngày 9 - 10 (tức mồng 5 và mồng 6 Tết), tại thôn Chùa, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã tổ chức lễ hội đình làng Chùa.
Lễ trao giải sớm ngày 11/2 (giờ Việt Nam) chứng kiến "Công chúa nhạc pop" Ariana Grande "rinh" tượng vàng Grammy đầu tiên trong sự nghiệp của mình với chiến thắng tại hạng mục Album nhạc pop xuất sắc cho album "Sweetener."
(HBĐT) - Ngày 8/2 (mùng 4 Tết), phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội xuân 2019. Hội xuân được tổ chức mỗi năm một lần vào dịp đầu xuân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, sự gắn kết để cán bộ, nhân dân bước vào một năm lao động sản xuất, công tác, học tập đạt kết quả.
(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp được về thăm một bản Mường xinh đẹp, nơi dù không còn nhiều mái nhà sàn nhưng bao đời nay, bà con vẫn luôn nhắc nhở nhau giữ lấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Bản Mường đó chính là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống - xóm Cóm, xã Đông Lai của huyện Tân Lạc.
Ai đã từng sinh ra ở nông thôn hẳn sẽ biết nhiều loài chim trời bay lượn trong không gian khoáng đạt. Những con chim bình dị, gắn bó nhất với con người là chim sẻ. Mùa nào chúng cũng quẩn quanh bên con người và thường làm tổ trong những hốc ngói, những hốc dui của ngôi nhà truyền thống.
(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, là một nét văn hóa đặc trưng của người Mường Hòa Bình. Sắc màu của cuộc sống, không gian của núi rừng được đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Mường khắc họa trên từng đường nét hoa văn thổ cẩm. Có lẽ mùa xuân là thời gian đẹp nhất để thổ cẩm khoe sắc. Từ bàn tay khéo léo, với tình yêu và tâm huyết bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc, những nghệ nhân, những người phụ nữ ngày đêm miệt mài bên khung cửi để làm ra sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc, lấp lánh tình yêu quê hương, đất nước. Họ đã dệt nên mùa xuân, dệt thành mơ ước lưu giữ và truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.