(HBĐT) - Trong 2 ngày 9 - 10 (tức mồng 5 và mồng 6 Tết), tại thôn Chùa, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã tổ chức lễ hội đình làng Chùa.


Nghi lễ rước kiệu từ nhà miếu về đình.

Đình làng Chùa, xã Phú Thành thờ các triều vua nhà Nguyễn và thờ Thành hoàng làng. Năm 2007, đình làng Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Lễ hội đình làng Chùa diễn ra các nghi thức trang trọng linh thiêng gồm: Rước sắc, rước kiệu từ nhà miếu về đình, tổ chức tế lễ và hoàn sắc. Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đặc sắc.


 

Tiết mục văn nghệ đặc sắc biểu diễn tại lễ hội đình làng Chùa, xã Phú Thành (Lạc Thủy).

 

Ngày khai hội đình làng Chùa là dịp để nhân dân xã Phú Thành và du khách thập phương ôn lại truyền thống vẻ vang của quê hương. Từ đó, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, lịch sử lâu đời của quê hương. Đồng thời thể hiện lòng thành kính và đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân, tôn kính sâu sắc nhất đến công lao to lớn của các bậc đế vương đã có công dựng làng, dựng nước và giữ nước. Thông qua lễ hội người dân cầu cho năm mới sức khỏe, bình an; mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Thu Thủy

Các tin khác


Nét hoa văn đất Mường

(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, là một nét văn hóa đặc trưng của người Mường Hòa Bình. Sắc màu của cuộc sống, không gian của núi rừng được đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Mường khắc họa trên từng đường nét hoa văn thổ cẩm. Có lẽ mùa xuân là thời gian đẹp nhất để thổ cẩm khoe sắc. Từ bàn tay khéo léo, với tình yêu và tâm huyết bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc, những nghệ nhân, những người phụ nữ ngày đêm miệt mài bên khung cửi để làm ra sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc, lấp lánh tình yêu quê hương, đất nước. Họ đã dệt nên mùa xuân, dệt thành mơ ước lưu giữ và truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.

Đặc sắc nghệ thuật trình diễn dân gian

(HBĐT) - Hòa Bình được biết đến là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Trên địa bàn tỉnh nhiều dân tộc cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%, dân tộc Kinh chiếm 27,73%, dân tộc Thái chiếm 3,9%, dân tộc Dao chiếm 1,7%, dân tộc Tày chiếm 2,7%, dân tộc Mông chiếm 0,52%, các dân tộc khác chiếm 1,18%. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú từ tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống… Trong đó, nghệ thuật trình diễn dân gian bao gồm: âm nhạc, múa hát, diễn xướng dân gian… tạo nét riêng đặc sắc trong các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Thăng hoa cùng giọt nồng men lá

(HBĐT) - Chống chếnh, phiêu diêu, muốn cười, muốn hát… cảm xúc thăng hoa đó đến với tôi khi cùng những người bạn thưởng thức rượu Mai Hạ - thứ rượu được làm từ men lá - món quà quý của núi rừng Mai Châu. Cảm xúc đó đã nâng bước chân tôi đến với Mai Hạ - Mai Châu, thủ phủ của những giọt nồng đắng đót này.

Hương vị rượu cần ngày xuân

(HBĐT) - Theo thời gian, "văn hóa” rượu cần của người Mường đã được đông đảo người dân cả nước biết đến và đón nhận; số cơ sở sản xuất rượu cần và cửa hàng giới thiệu, bày bán rượu cần mở ra trên địa bàn tỉnh ta ngày càng nhiều. Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ hợi, chúng tôi đã tìm về mảnh đất Mường Vang – nơi nổi tiếng với hương vị rượu cần truyền thống của người Mường xưa, nơi vẫn còn những người phụ nữ Mường đeo "ớp” lên rừng hái lá về làm men.

Say đắm khèn Mông

(HBĐT) - Mỗi khi tiếng khèn ngân lên thì già, trẻ, gái, trai khắp bản chẳng thể ngồi yên mà tưng bừng nhảy múa theo nhịp điệu khèn. Say đắm đến vậy nên khèn Mông không thể thiếu trong đời sống của người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

Đón tết cùng người Tày Đà Bắc

(HBĐT) - Ngược lên rẻo cao Đà Bắc theo con đường 433 quanh co, trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà sàn gỗ, lợp lá cọ. Vành khăn hồng, chiếc áo ngắn trắng cùng nụ cười răng đen của các bà, các mế cho chúng tôi biết rằng mình đã đặt chân đến mảnh đất sinh sống của bà con dân tộc Tày, huyện Đà Bắc. Tạm gác lại những công việc thường ngày, bà con đang phấn khởi dọn dẹn nhà cửa đón Tết. Hòa nhịp với cuộc sống mới, đời sống người Tày đã có nhiều đổi thay nhưng bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán, nhất là cái Tết của người Tày thì vẫn còn được giữ khá nguyên vẹn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục