(HBĐT) - Ở xã Tân Phong (Cao Phong), nhiều người biết đến xóm Trang Trên 3 nhiều năm liên tục là làng văn hóa tiêu biểu. Đây là kết quả của sự nỗ lực, đoàn kết phát triển KT - XH, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư của cán bộ, nhân dân trong xóm.


Nhiều hộ dân xóm Trang Trên 3, xã Tân Phong (Cao Phong) hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, góp phần phát triển KT- XH trên địa bàn.

Ông Hoàng Văn Cảnh, Trưởng xóm Trang Trên 3 cho biết: Là xóm gần trung tâm UBND xã, có chùa Quoèn Ang, Vó Viếng, có giếng nước Ao Trong, Vườn hoa núi Cối. Toàn xóm có 90 hộ với 374 nhân khẩu. Năm 2018, 75/90 hộ được công nhận gia đình văn hóa, trong đó 32 hộ được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm liên tục. Với thế mạnh về nông nghiệp, để thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập cho nhân dân, xóm đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các mô hình kinh tế để giảm nghèo, đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Đồng thời, chú trọng đầu tư và phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao như mía tím, cam, quýt, bưởi… Qua đó, thu nhập bình quân đầu người của xóm đạt 28 triệu đồng, hộ có mức sống khá, giàu tăng, hộ nghèo giảm dần.

Cùng với phát triển kinh tế, các gia đình tích cực đóng góp các loại quỹ như: quỹ bảo trợ trẻ em, đền ơn - đáp nghĩa, khuyến học, khuyến tài… do xóm, xã phát động. Đặc biệt, trong xây dựng NTM, mỗi khi có chủ trương hiến đất hay đóng góp tiền của, nhân dân đều thực hiện với sự đồng thuận cao. Trưởng xóm Hoàng Văn Cảnh cho biết thêm: Trước mỗi công việc chung của xóm, chúng tôi đều tổ chức họp dân để tham khảo ý kiến, công khai, minh bạch mọi khoản thu, chi và việc xây dựng nông thôn mới được đưa vào quy chế của xóm nên nhân dân đồng tình hưởng ứng. Qua đó, nhiều hộ tự nguyện hiến trên 1.000 m2 đất ruộng, đất vườn, tường bao để xây đền Bụt, làm đường giao thông, giao thông nội đồng, điển hình như hộ ông Bùi Văn Muôn hiến 200 m2 đất thổ cư; ông Bùi Văn Thóm hiến 171 m2 đất ruộng; ông Bùi Văn Yên hiến 116 m2 đất ruộng; ông Bùi Văn Sùng hiến 99 m2 đất ruộng…

Bên cạnh đó, nhân dân trong xóm nghiêm túc thực hiện hương ước, quy ước và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nhiều năm liền trong xóm không có trường hợp sinh con thứ ba và tảo hôn. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao luôn được các tổ chức, đoàn thể duy trì thường xuyên, thu hút đông đảo người dân ở mọi lứa tuổi tham gia. Đặc biệt, phong trào khuyến học, khuyến tài được chú trọng, kịp thời động viên, khen thưởng học sinh chăm ngoan, học giỏi. Nhiều năm liền trong xóm không có học sinh bỏ học.

Với kết quả đạt được trong phát triển KT - XH và giữ vững danh hiệu làng văn hóa sẽ là động lực để cán bộ và nhân dân xóm Trang Trên 3 nỗ lực thi đua lao động sản xuất, phấn đấu giữ vững danh hiệu làng văn hoá tiêu biểu trong những năm tiếp theo.

Hồng Ngọc


Các tin khác


Miệt mài lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp được về thăm một bản Mường xinh đẹp, nơi dù không còn nhiều mái nhà sàn nhưng bao đời nay, bà con vẫn luôn nhắc nhở nhau giữ lấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Bản Mường đó chính là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống - xóm Cóm, xã Đông Lai của huyện Tân Lạc.

Tiếng chim trong Xuân ấm

Ai đã từng sinh ra ở nông thôn hẳn sẽ biết nhiều loài chim trời bay lượn trong không gian khoáng đạt. Những con chim bình dị, gắn bó nhất với con người là chim sẻ. Mùa nào chúng cũng quẩn quanh bên con người và thường làm tổ trong những hốc ngói, những hốc dui của ngôi nhà truyền thống.

Nét hoa văn đất Mường

(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, là một nét văn hóa đặc trưng của người Mường Hòa Bình. Sắc màu của cuộc sống, không gian của núi rừng được đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Mường khắc họa trên từng đường nét hoa văn thổ cẩm. Có lẽ mùa xuân là thời gian đẹp nhất để thổ cẩm khoe sắc. Từ bàn tay khéo léo, với tình yêu và tâm huyết bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc, những nghệ nhân, những người phụ nữ ngày đêm miệt mài bên khung cửi để làm ra sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc, lấp lánh tình yêu quê hương, đất nước. Họ đã dệt nên mùa xuân, dệt thành mơ ước lưu giữ và truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.

Đặc sắc nghệ thuật trình diễn dân gian

(HBĐT) - Hòa Bình được biết đến là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Trên địa bàn tỉnh nhiều dân tộc cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%, dân tộc Kinh chiếm 27,73%, dân tộc Thái chiếm 3,9%, dân tộc Dao chiếm 1,7%, dân tộc Tày chiếm 2,7%, dân tộc Mông chiếm 0,52%, các dân tộc khác chiếm 1,18%. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú từ tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống… Trong đó, nghệ thuật trình diễn dân gian bao gồm: âm nhạc, múa hát, diễn xướng dân gian… tạo nét riêng đặc sắc trong các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Thăng hoa cùng giọt nồng men lá

(HBĐT) - Chống chếnh, phiêu diêu, muốn cười, muốn hát… cảm xúc thăng hoa đó đến với tôi khi cùng những người bạn thưởng thức rượu Mai Hạ - thứ rượu được làm từ men lá - món quà quý của núi rừng Mai Châu. Cảm xúc đó đã nâng bước chân tôi đến với Mai Hạ - Mai Châu, thủ phủ của những giọt nồng đắng đót này.

Hương vị rượu cần ngày xuân

(HBĐT) - Theo thời gian, "văn hóa” rượu cần của người Mường đã được đông đảo người dân cả nước biết đến và đón nhận; số cơ sở sản xuất rượu cần và cửa hàng giới thiệu, bày bán rượu cần mở ra trên địa bàn tỉnh ta ngày càng nhiều. Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ hợi, chúng tôi đã tìm về mảnh đất Mường Vang – nơi nổi tiếng với hương vị rượu cần truyền thống của người Mường xưa, nơi vẫn còn những người phụ nữ Mường đeo "ớp” lên rừng hái lá về làm men.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục