(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp được về thăm một bản Mường xinh đẹp, nơi dù không còn nhiều mái nhà sàn nhưng bao đời nay, bà con vẫn luôn nhắc nhở nhau giữ lấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Bản Mường đó chính là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống - xóm Cóm, xã Đông Lai của huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Theo thời gian, "văn hóa” rượu cần của người Mường đã được đông đảo người dân cả nước biết đến và đón nhận; số cơ sở sản xuất rượu cần và cửa hàng giới thiệu, bày bán rượu cần mở ra trên địa bàn tỉnh ta ngày càng nhiều. Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ hợi, chúng tôi đã tìm về mảnh đất Mường Vang – nơi nổi tiếng với hương vị rượu cần truyền thống của người Mường xưa, nơi vẫn còn những người phụ nữ Mường đeo "ớp” lên rừng hái lá về làm men.
(HBĐT) - Mỗi khi tiếng khèn ngân lên thì già, trẻ, gái, trai khắp bản chẳng thể ngồi yên mà tưng bừng nhảy múa theo nhịp điệu khèn. Say đắm đến vậy nên khèn Mông không thể thiếu trong đời sống của người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).
(HBĐT) - Ngược lên rẻo cao Đà Bắc theo con đường 433 quanh co, trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà sàn gỗ, lợp lá cọ. Vành khăn hồng, chiếc áo ngắn trắng cùng nụ cười răng đen của các bà, các mế cho chúng tôi biết rằng mình đã đặt chân đến mảnh đất sinh sống của bà con dân tộc Tày, huyện Đà Bắc. Tạm gác lại những công việc thường ngày, bà con đang phấn khởi dọn dẹn nhà cửa đón Tết. Hòa nhịp với cuộc sống mới, đời sống người Tày đã có nhiều đổi thay nhưng bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán, nhất là cái Tết của người Tày thì vẫn còn được giữ khá nguyên vẹn.
(HBĐT) - Nhiều người chia sẻ: Tây Bắc vốn đã đẹp thì vào mùa nào cũng đẹp. Nhưng đặc biệt vào mùa xuân, ai đã trót yêu thì đừng lỗi hẹn với Tây Bắc. Bởi, vẫn một Tây Bắc hùng vĩ và khoáng đạt như vốn thế, nhưng tiết xuân khiến vùng đất ấy vừa như được vuốt ve để trở nên lãng mạn và tinh tế hơn, vừa như được trút thêm men say để trở nên thật thăng hoa, thú vị. Vậy nên, ngay trong mùa xuân này, xin đừng ngần ngại, hãy đi theo tiếng gọi của mùa xuân và có những trải nghiệm tuyệt vời trên những nẻo đường Tây Bắc.
(HBĐT) - Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 40 km đi về phía đại lộ Thăng Long, Làng Văn hóa - Du lịch (VH- DL) các dân tộc Việt Nam từ lâu đã trở thành "ngôi nhà chung” rộng lớn và quần tụ của 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Trong không gian văn hóa có một không hai đó của cả nước, không gian văn hóa dân tộc Mường đã thể hiện vẹn nguyên những giá trị độc đáo nhất, đáng tự hào nhất, mang đậm hơi thở của đất và người với tinh thần "hòa nhập chứ không hòa tan”, góp phần tạo nên một cộng đồng đặc sắc cùng mang dòng máu Việt.