(HBĐT) - Tết Kỷ Hợi năm nay được nghỉ dài ngày, thời tiết khô ráo nên lượng khách đến các điểm du lịch tại tỉnh ta tăng mạnh.


Khách du lịch xin chữ tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Sở VH - TT&DL đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các địa phương để hướng dẫn Ban tổ chức các lễ hội, Ban quản lý các khu, điểm du lịch chuẩn bị đảm bảo điều kiện tốt nhất về ANTT, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá dịch vụ du lịch trước, trong và sau Tết. Từ đó, đảm bảo sự hài lòng cho khách du lịch đến tham quan. Lượng du khách đến tham quan, chiêm bái cầu may tại các điểm văn hóa tâm linh rất đông như: Đền Bờ, chùa Tiên, đền Bồng Lai, chùa Khánh...Bên cạnh đó, lượng lớn khách du lịch đến trải nghiệm tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam (huyện Cao Phong) và các bản du lịch cộng đồng ở huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn.

Trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, tỉnh ta uớc tính đón khoảng 90.000 lượt khách, trong đó có khoảng 4.500 khách quốc tế (tăng khoảng 60% so với năm 2018); tổng doanh thu từ hoạt động du lịch khoảng 36 tỷ đồng (tăng trên 62% so với năm 2018).

Thu Thủy


Các tin khác


Sôi nổi hội xuân phường Thịnh Lang

(HBĐT) - Ngày 8/2 (mùng 4 Tết), phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội xuân 2019. Hội xuân được tổ chức mỗi năm một lần vào dịp đầu xuân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, sự gắn kết để cán bộ, nhân dân bước vào một năm lao động sản xuất, công tác, học tập đạt kết quả.

Miệt mài lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp được về thăm một bản Mường xinh đẹp, nơi dù không còn nhiều mái nhà sàn nhưng bao đời nay, bà con vẫn luôn nhắc nhở nhau giữ lấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Bản Mường đó chính là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống - xóm Cóm, xã Đông Lai của huyện Tân Lạc.

Tiếng chim trong Xuân ấm

Ai đã từng sinh ra ở nông thôn hẳn sẽ biết nhiều loài chim trời bay lượn trong không gian khoáng đạt. Những con chim bình dị, gắn bó nhất với con người là chim sẻ. Mùa nào chúng cũng quẩn quanh bên con người và thường làm tổ trong những hốc ngói, những hốc dui của ngôi nhà truyền thống.

Nét hoa văn đất Mường

(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, là một nét văn hóa đặc trưng của người Mường Hòa Bình. Sắc màu của cuộc sống, không gian của núi rừng được đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Mường khắc họa trên từng đường nét hoa văn thổ cẩm. Có lẽ mùa xuân là thời gian đẹp nhất để thổ cẩm khoe sắc. Từ bàn tay khéo léo, với tình yêu và tâm huyết bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc, những nghệ nhân, những người phụ nữ ngày đêm miệt mài bên khung cửi để làm ra sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc, lấp lánh tình yêu quê hương, đất nước. Họ đã dệt nên mùa xuân, dệt thành mơ ước lưu giữ và truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.

Đặc sắc nghệ thuật trình diễn dân gian

(HBĐT) - Hòa Bình được biết đến là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Trên địa bàn tỉnh nhiều dân tộc cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%, dân tộc Kinh chiếm 27,73%, dân tộc Thái chiếm 3,9%, dân tộc Dao chiếm 1,7%, dân tộc Tày chiếm 2,7%, dân tộc Mông chiếm 0,52%, các dân tộc khác chiếm 1,18%. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú từ tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống… Trong đó, nghệ thuật trình diễn dân gian bao gồm: âm nhạc, múa hát, diễn xướng dân gian… tạo nét riêng đặc sắc trong các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Thăng hoa cùng giọt nồng men lá

(HBĐT) - Chống chếnh, phiêu diêu, muốn cười, muốn hát… cảm xúc thăng hoa đó đến với tôi khi cùng những người bạn thưởng thức rượu Mai Hạ - thứ rượu được làm từ men lá - món quà quý của núi rừng Mai Châu. Cảm xúc đó đã nâng bước chân tôi đến với Mai Hạ - Mai Châu, thủ phủ của những giọt nồng đắng đót này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục