(HBĐT) - Đối với Phật tử, mùa xuân là lúc thích hợp để hành hương, chiêm bái các chùa chiền tự viện khắp trên ba miền đất nước. Còn đối với tín ngưỡng dân gian, ngày xuân không thể thiếu việc đến chùa để xin phước lộc, cầu bình an. Trong sắc xuân rực rỡ, nắng xuân ấm áp, cửa chùa bình yên, thoảng hương trầm tịnh mặc luôn rộng mở đón Phật tử, người dân, du khách đến vãn cảnh, cầu bình an.

 

Một góc chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Kỳ Sơn) được hoàn thiện khang trang, bề thế.

Trò chuyện với chúng tôi, Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Kỳ Sơn) chia sẻ: Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Ngoài ra, rất nhiều Phật tử cao tuổi thường đến chùa từ sớm để cùng nhà chùa sửa sang, dọn dẹp để đón những du khách đến chùa. Ngôi chùa dần đã trở thành bàn thờ chung của tăng ni, Phật tử, đồng thời cũng là ngôi nhà chung của cộng đồng dân cư trong những ngày Tết... Không chỉ đi chùa vào đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết, người Việt còn có phong tục đi chùa du xuân trong tất cả các ngày Tết Nguyên đán. Đặc biệt, đi lễ chùa vào thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới gọi là "Tống cựu nghinh tân” (tiễn năm cũ, đón năm mới). Đây là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Sau khi thăm hỏi, chúc Tết những người thân trong gia đình rồi hàng xóm láng giềng thì các gia đình hay tổ chức đi du xuân. Đến cửa chùa để cho tâm hồn được thanh thản với những giây phút tĩnh lặng trước những tất bật ngược xuôi của dòng đời.

Trên địa bàn tỉnh ta, những năm qua, việc xây dựng cảnh chùa đã được các cấp, ngành, đông đảo Phật tử và nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Hiện nay, một số chùa đã được xây mới, tu sửa khang trang, có cảnh quan đẹp, uy nghiêm như chùa Tiên (Lạc Thủy), chùa Khánh, chùa Quèng Ang (Cao Phong), chùa Thượng (Lạc Sơn), chùa Phật Quang Hòa Bình (thành phố Hòa Bình), chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Kỳ Sơn)…

Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng, địa phương xin cấp thêm diện tích đất khu vực đồi Ba Vành để mở rộng không gian chùa Phật Quang Hòa Bình, làm thủ tục để xây dựng chùa ở núi đầu rồng (Cao Phong), chùa Hang (Yên Thủy), Hang Bụt (Tân Lạc), chùa Bẵn (Kỳ Sơn). Các nhà chùa đều được hướng dẫn xây dựng để có kiến trúc, cảnh quan, không gian sinh hoạt tín ngưỡng phù hợp với truyền thống văn hóa của chùa Việt Nam cũng như văn hóa Phật giáo nước ta. Trước thềm xuân Canh Tý, các nhà chùa trên địa bàn tỉnh đều đã được tu sửa, chỉnh trang, trang hoàng để đón du khách, phật tử đến thăm, chiêm bái.

Vào những dịp lễ, tết như Tết Nguyên đán, Lễ thượng Nguyên, Đại lễ Phật đản, Lễ vào hè, Lễ an vị Phật thánh... các nhà chùa đều tổ chức nghi lễ theo đúng truyền thống của đạo Phật và mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc ta có từ hàng ngàn năm nay. Ngoài ra, Chư Tăng ban trị sự Giaos hội Phật giáo tỉnh, Phật tử chùa Phật Quang Hòa Bình còn đến một số chùa trong tỉnh như chùa Tiên (Lạc Thủy), chùa Quèng Ang, chùa Khánh (Cao Phong), chùa Hang (Yên Thủy)… để hướng dẫn, giúp đỡ các chùa thực hiện nghi lễ. Các nghi lễ được tổ chức thực hiện đều mang ý nghĩa văn hóa tâm linh sâu sắc về tôn sư, trọng đạo tri ân, báo ân sâu nặng trong tinh thần đạo pháp dân tộc hòa hợp. Qua các lễ hội mang tính giáo dục cho bà con nhân dân Phật tử hiểu thêm về triết lý nhân sinh, văn hóa truyền thống để sống tốt đời, đẹp đạo, làm tốt nghĩa vụ công dân của mình.

Ngày Tết, ngoài việc đến chùa hành lễ, cầu bình an, du khách, Phật tử còn được các Chư tăng trong Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, Chư tăng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thuyết giảng giáo lý. Được tiếp thu chính pháp đạo Phật, bà con nhân dân, Phật tử dần giác ngộ, không tin vào mê tín dị đoan, tà giáo, hiểu được ý nghĩa tôn thờ tổ tiên; giúp cho Phật tử hiểu biết về chính pháp, cách thờ phụng tổ tiên, lễ nghi đạo Phật trong nhân dân. Biết tri ân công đức đối với bậc tiền nhân có công với dân, với nước; sống đoàn kết hòa hợp, làm thêm nhiều việc thiện, loại trừ cái ác, cùng nhau hân hoan đón xuân mới an lành.


 Dương Liễu

Các tin khác


Sắc hoa xuân rực rỡ

(HBĐT) - Không ở đâu, Tết đến sớm như ở các vùng trồng hoa. Bởi trước Tết vài tháng, các vùng này đã nhộn nhịp vào vụ trồng hoa bán Tết. Từng cây hoa được chăm sóc, nâng niu cẩn thận để sao cho hoa tươi thắm, rược rỡ nhất. Chúng tôi có cơ hội dạo quanh những vùng trồng hoa và các cửa hàng bán hoa để cảm nhận không khí sôi động mà đằm thắm đó…

Tết ấm ở Mường Bi

(HBĐT) - Chỉ còn 1 tuần nữa, cả nước sẽ đón chào năm mới Canh Tý 2020. Trong những ngày này, trên các nẻo đường của vùng đất cổ Mường Bi (Tân Lạc) không khí đón Tết đã ngập tràn. Công tác chuẩn bị cho năm mới diễn ra sôi động và ấm áp.

Nồng đượm hương “rượu trời”

(HBĐT) - Màu vàng nâu tựa hổ phách. Sóng sánh như mật. Thơm ngọt lạ như loài hoa lan nơi rừng sâu... Dù không phải là người thích uống rượu nhưng chỉ qua vài nét phác thảo sơ sơ của ông Hà Văn Phời, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Tân Pheo (Đà Bắc) về loại "rượu trời” mà người dân may mắn có được từ những chuyến đi rừng, chúng tôi đã cảm giác như say trong hương nồng của thứ rượu quý...

Sắc xuân ở một bản họ Hà

(HBĐT) - 1. Khoan hãy nói đến cái mới lạ ở bản này, ta hãy tìm hiểu xem tại sao bản chỉ có một họ. Đúng là chỉ có một họ quần tụ những thế hệ máu mủ, quấn quýt xum vầy từ nhiều thế kỷ trước đến giờ. Điều đó đã là một sự lạ. Nếu như ở nhiều bản khác là sự hội tụ của nhiều dòng họ khác nhau từ muôn phương đến, thì bản Bước duy nhất chỉ dòng họ Hà Văn.

Giữ nét truyền thống ngày xuân

(HBĐT) - Câu ca xưa "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” đã từng đồng hành với biết bao thế hệ người Việt Nam. Mỗi độ xuân về, bánh chưng trở thành món ẩm thực đặc sắc và giàu ý nghĩa của Tết Việt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục