"Huyền sử Việt” là tên dự án sân khấu dài hơi đang được các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam ấp ủ cùng nhau thực hiện. Dự án với sự kết hợp lần đầu của ngôn ngữ cải lương và ngôn ngữ xiếc hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ thú vị cho người xem.



Chương trình Ngàn năm mây trắng do Nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp các đơn vị nghệ thuật dàn dựng thu hút khán giả.Ảnh: HÀ PHƯƠNG

 

Cũng như những đơn vị nghệ thuật biểu diễn khác, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Nhà hát Cải lương Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam phải hủy, lùi nhiều suất diễn, buổi diễn. Tuy nhiên, các nghệ sĩ không nản chí. Họ đang tranh thủ lên kế hoạch để thực hiện "Huyền sử Việt"- dự án sân khấu dự kiến sẽ được hai đơn vị triển khai từ năm 2020 đến 2023. NSND Triệu Trung Kiên, quyền Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam chia sẻ: "Trong bối cảnh sân khấu đang trầm vắng, các đơn vị nghệ thuật đều mong muốn có thể đổi mới, bứt phá để thu hút và lôi kéo khán giả. Ðó là lý do xiếc và cải lương tìm cách kết hợp, kỳ vọng mang đến những "món" mới, hấp dẫn đối với công chúng hiện đại".

"Huyền sử Việt" sẽ phản ánh những huyền thoại về tứ bất tử, bốn vị thánh trong đời sống tín ngưỡng Việt Nam. Ðó là Tản Viên Sơn Thánh, Phù Ðổng Thiên Vương, Chử Ðồng Tử và Công chúa Liễu Hạnh. Nếu Tản Viên Sơn Thánh là vị thần đại diện cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai của người Việt; thì Phù Ðổng Thiên Vương đại diện cho sức mạnh tuổi trẻ, tinh thần chống ngoại xâm quật cường. Trong khi đó, Chử Ðồng Tử tượng trưng cho lòng hiếu nghĩa, tình yêu và ước mơ về sự sung túc. Công chúa Liễu Hạnh tượng trưng cho đức hạnh, trí tuệ, sự thịnh vượng. Các nhân vật sẽ được thể hiện qua các công trình nghệ thuật được dàn dựng liên tiếp qua các năm. Trước mắt, công trình nghệ thuật đầu tiên của dự án tập trung thể hiện hình tượng Chử Ðồng Tử. Kịch bản Chử Ðồng Tử, Tiên Dung của cố tác giả Hoàng Luyện đã được ê-kíp sáng tạo lựa chọn dàn dựng. Tác giả Lê Thế Song - người luôn gây bất ngờ với nhiều đột phá trong kịch bản sân khấu đã được "chọn mặt gửi vàng" để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện lại kịch bản sao cho phù hợp các đòi hỏi về tiêu chí, thời lượng của vở diễn.

Thời gian gần đây, khán giả yêu sân khấu liên tục được chứng kiến những bước đi thử nghiệm để làm mới mình của cải lương khi kết hợp những loại hình ngôn ngữ sân khấu khác. Ðó là sự sánh đôi cùng âm nhạc dân gian miền núi trong Chuyện tình Khau Vai, sự se duyên bất ngờ cùng chèo, xẩm, hát văn Huế trong Ngàn năm mây trắng. Vì thế, với sự song hành cùng xiếc lần này, NSND Triệu Trung Kiên tỏ ra khá tự tin: "Dù hai loại hình có vẻ khác xa nhau về ngôn ngữ thể hiện, nhưng nếu xử lý khéo léo sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp riêng của từng loại hình và tạo ra những bất ngờ thú vị". Trong khi đó, theo NSND Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam: "Sự kết hợp này sẽ là cơ hội để nghệ sĩ thuộc hai loại hình cùng thử sức. Các nghệ sĩ xiếc được nâng cao nghệ thuật diễn xuất, các nghệ sĩ cải lương cũng sẽ được bổ sung những kỹ năng phụ trợ để phần biểu diễn sinh động và hấp dẫn hơn".

Với dự án "Huyền sử Việt", nhóm sáng tạo chú trọng ứng dụng các hiệu ứng công nghệ cho sân khấu, với hệ thống đạo cụ, âm thanh, ánh sáng, sân khấu chính - phụ được xử lý kỹ càng để tạo bối cảnh, không gian độc đáo cho từng cảnh diễn. Ðây là lần đầu các nghệ sĩ xiếc và cải lương cùng phối hợp để xây dựng tác phẩm theo hình thức nhạc kịch xiếc quốc tế, nhưng là bằng ngôn ngữ cải lương cùng các màn tung hứng, đu dây, nhào lộn, thăng bằng trên không... hứa hẹn mang đến nhiều thú vị.

TheoNhanDan

 

 

Các tin khác


"Parasite"là phim xuất sắc Oscar 2020

Siêu phẩm "Parasite" của đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Ho là tác phẩm không nói tiếng Anh đầu tiên đoạt giải phim xuất sắc trong lịch sử Oscar.

Đắm say những khuôn hình nghệ thuật

(HBĐT) - Năm Kỷ Hợi 2019 có lẽ là một năm khá bận rộn và cũng để lại nhiều cảm xúc với các nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên nghiệp ở tỉnh Hòa Bình. Đó là bởi có đến 5 cuộc trưng bày, triển lãm ảnh được tổ chức trong tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc. Mỗi cuộc thi, mỗi đợt triển lãm là dịp để các nhà nhiếp ảnh thể hiện tay nghề, góc nhìn nghệ thuật, tạo nên những kiệt tác làm say đắm lòng người.

Thờ Thành Hoàng làng – nét đẹp trong văn hóa tâm linh

(HBĐT) - Ông Bùi Huy Vọng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) - nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Mường cho biết: Người Mường quan niệm, Thành Hoàng làng là vị thần bảo trợ cho làng Mường yên lành, vị thần cai quản, che chở và định đoạt cho dân làng. Thành Hoàng thường là người có công với dân bản trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, những người có công khai khẩn mở đất, truyền dạy nghề, hướng dẫn dân làng cách làm ăn, hay đó là lang đạo giữ yên đất Mường hoặc có thể là người chết thiêng. Vì vậy, Thành Hoàng được thờ phụng trong đình, đền, miếu, trong dòng họ, gia đình ngày Tết cổ truyền nhưng chủ yếu vẫn là thờ tại đình làng.

Hương vị ẩm thực núi rừng Hòa Bình 

(HBĐT) - Mâm cỗ lá - ẩm thực đặc sắc nhất mang hương vị núi rừng Hòa Bình được xem là nét văn hóa ẩm thực sơ khai của người Mường được lưu giữ đến nay.

Thành phố Hòa Bình công nhận 215 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu “văn hóa”

(HBĐT) - Hướng tới mục tiêu xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại và mang đậm bản sắc văn hóa Hòa Bình, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện nghiêm túc phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Xin chữ- Nét đẹp ngày xuân!

(HBĐT)-Xin chữ và cho chữ là nét văn hóa có từ lâu đời thể hiện truyền thống trọng chữ nghĩa, trọng tri thức của người Việt và mong muốn có được may mắn, tài lộc, phúc thọ tựu tề. Có thể nhiều người không hiểu rõ về ý nghĩa của từng con chữ ( vì đó là chữ Nho), nhưng vẫn không thể ngó lơ qua bàn bút nghiên của các thầy đồ ở nơi đền, chùa, di tích…!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục