Sáng 16/2, tại sân vận động xã Dũng Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức Lễ hội Khai mùa Mường Thàng Xuân Giáp Thìn 2024. Dự và đánh trống khai hội có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Đoàn rước Thành Hoàng, rước nước từ Miếu Cả và giếng thần (thuộc xóm Dỏng Ngoài, xã Dũng Phong) về trung tâm hội tại xã Dũng Phong.
Lễ hội được tổ chức quy mô cấp huyện, trên cơ sở tái hiện lễ Xuống đồng của dân tộc Mường vùng Mường Thàng. Lễ hội nhằm tỏ lòng tôn kính các vị thần linh đã phù hộ cho bản Mường một năm mưa thuận, gió hòa, gặp nhiều may mắn, no đủ, yên vui. Đồng thời tưởng nhớ công lao của các vị thần Thành Hoàng làng, thổ công, thổ địa đã có công dựng làng, lập bản; nhớ ơn công lao của Công chúa triều Lê đã dạy cho dân biết trồng bông, dệt vải, trồng lúa nước, đoàn kết hai miền xuôi ngược.
Lễ hội diễn ra 3 phần, trong đó, lễ cúng và rước Thành Hoàng, rước nước từ Miếu Cả và giếng thần (thuộc xóm Dỏng Ngoài, xã Dũng Phong) về hội được tổ chức trang nghiêm. Sau đánh trống, chiêng khai hội là các nghi lễ nhà nước và nghi lễ cúng khai mùa, biểu diễn hòa tấu chiêng Mường.
Thầy Mo thực hiện nghi lễ truyền thống khai mùa Mường Thàng.
Màn hát múa ấn tượng tại lễ khai mùa Mường Thàng.
Ở phần hội có các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, trò chơi dân gian với những nội dung phong phú, đa dạng, như: thi hát thường đang, bộ mẹng, thi trình tấu chiêng Mường, ẩm thực; thi đấu bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn… tạo không khí vui tươi, đoàn kết. Ngoài ra, tại lễ hội có 10 gian hàng của các xã, thị trấn trưng bày sản phẩm về nông nghiệp, các món ẩm thực dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, huyện tham quan gian hàng của các xã, thị trấn trưng bày sản phẩm về nông nghiệp, các món ăn ẩm thực dân tộc.
Trai gái Mường Thàng vui hội Xuân.
Lễ hội có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo tồn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của Nhân dân, là dịp để tạo ra các sản phẩm, sâu chuỗi các điểm du lịch, lễ hội, danh lam thắng cảnh với các vùng trong và ngoài tỉnh về phát triển du lịch, dịch vụ của huyện thu hút du khách gần xa về dự hội.
Hồng Duyên
Tối 13/2 (tức ngày 4 tháng Giêng), tại sân khấu chùa Tiên xã Phú Nghĩa, UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật dân gian chào mừng lễ khai hội chùa Tiên Xuân Giáp Thìn 2024.
Trong khuôn khổ Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy năm 2024, sau Lễ khai hội đã diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật dân gian bao gồm: Trình diễn nhạc cụ dân tộc, trình diễn nghệ thuật chiêng Mường, múa hát dân ca, chầu văn… của các CLB giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường của thị trấn Ba Hàng Đồi, các xã: Hưng Thi, Phú Thành, Phú Nghĩa, cùng các Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn, Trần Mạnh Hùng… tại sân khấu chùa Tiên.
Ngày 14/2 (tức mồng 5 tháng Giêng), thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) tổ chức khai hội đu mường Vôi xuân Giáp Thìn – 2024. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương tham gia, trải nghiệm các hoạt động.
Tối 14/2 (nhằm mùng 5 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình sân khấu hóa kỷ niệm 235 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 – 2024) tại sân khấu trước Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề "Sáng mãi hào khí cờ đào”.
Tối 14/2 (tức ngày 5 tháng Giêng), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 597 năm Chiến thắng Xương Giang (1427 - 2024) và công bố Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nằm trên độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển, trong khu rừng tự nhiên núi đá của xóm Bo Trẳm, xã Ngổ Luông (Tân Lạc), thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông có quần thể 11 cây nghiến đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Đây là quần thể cây nghiến cổ thụ có đường kính từ hơn 1m đến hơn 3m, chiều cao vút ngọn từ 20 - 38m, đường kính tán từ 8 - 30m, tuổi đời từ 663 -1.433 năm, cây to nhất 6 người ôm không xuể.