Người dân bản Văn tích cực phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Người dân bản Văn tích cực phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

(HBĐT) - Nhận thức rõ những lợi ích, tiềm năng to lớn của nền văn hoá dân tộc trong phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch, thời gian qua, Bản Văn, thị trấn Mai Châu đã có nhiều những hoạt động tích cực để khơi dậy tinh thần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc trong đông đảo các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, phát triển kinh tế xã hội.

 

Là người trực tiếp làm ra các sản phẩm truyền thống, chị Hà Thị Thuý cho biết: Ở bản Văn có những nét đặc trưng, sắc thái riêng của người dân tộc Thái ở huyện Mai Châu nên đã thu hút được không ít khách đến thăm quan, du lịch. Mỗi khi khách dừng chân ở bản, người dân có thể cung cấp những dịch vụ khác nhau như: phòng nghỉ, nấu ăn, hướng dẫn công việc nhà nông, hoặc giới thiệu và bán những sản phẩm lưu niệm làm từ mây tre đan, các sản phẩm thổ cẩm hoặc biểu diễn nghệ thuật dân gian. Đặc biệt, nếu du khách muốn tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái thì người dân ở trong bản sẽ hướng dẫn dệt thử thổ cẩm trên khung cửi, sau đó có thể mua những tấm vải về làm quà lưu niệm…

   

Anh Lê Thanh Hải, hướng dẫn viên du lịch của một Công ty du lịch ở Hà Nội cho biết: Hầu như tháng nào tôi cũng dẫn khách đi các tour du lịch tới những bản làng xôi, nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống ở tỉnh Hoà Bình, vì đại đa số du khách, đặc biệt là người nước ngoài rất ưa chuộm loại hình du lịch này. Khi đi thăm quan họ được ngắm cảnh thiên nhiên còn hoang sơ, được tận mắt chứng kiến những phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc và hoà mình vào không khí trong lành, cùng ăn, cùng ở với nhười dân bản địa, để khám phá những điều mới lạ mà đất nước và địa phương họ không có.

 

Một khách du lịch người Pháp cho biết: Khi đến với đồng bào dân tộc ở Bản Văn chúng tôi đã cảm nhận được sự chân tình, mến khách của người dân nơi đây. Mặc dù tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau nhưng qua một cử chỉ trào hỏi, một chén nước chè xanh, một chén rượi tự nấu được chủ nhà đem ra mời khách đã chứa đựng và thể hiện biết bao tình cảm chân thành và mộc mạc trong ứng xử, giao tiếp, trong đãi khách. Trong thời gian du lịch ở Bản Văn, điều ấn tượng nhất với du khách đó là được cùnh tham gia vào sản xuất, lao động với người dân, cùng chế biến những món ăn dân dã và thưởng thức nó trong một không khí của làng quê.

 

Bà Lò Thị Thành, Bí thư chi bộ Bản Văn cho biết: Hiện nay bản văn có tổng số 95 hộ gia đình với 734 nhân khẩu và 100% người dân là người dân tộc thái. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương người dân Bản Văn đã có định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ việc vận động bà con tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tận dụng khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có tại địa phương như trồng các loại cây ngô, cây lúa, cây ăn quả các loại trên đất dốc và chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho mỗi gia đình. Ngoài việc phát triển kinh tế từ chăn nuôi, trồng trọt bà con nông dân trong bản còn tập trung vào việc khai thác tiềm năng du lịch làng bản và làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

 

Thông qua các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng, bà con nhân dân trong bản đã có cơ hội khai thác, tiêu thụ các sản phẩm thủ công, tận dụng nguyên liệu sẵn có phục vụ du lịch và từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5 hộ, mức thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng 1 người/năm.    

 

Ông Lò Văn Tuấn, Trưởng phòng VH-TT-DL huyện Mai Châu cho biết: Xác định rõ tầm quan trọng của văn hoá đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch, những năm qua, huyện Mai Châu luôn chú trọng sưu tầm, bảo tồn, làm giàu và phát huy nét đẹp văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Ngoài các bản đã và đang phát huy hiệu quả như: Bản Văn, Bản Lác…ở thị trấn Mai Châu, gần đây huyện đã đưa một số làng tiêu biểu vào làm điểm du lịch, mở ra hướng đi mới trong khai thác, bảo tồn văn hoá truyền thống để văn hoá ngày càng gắn với đời sống xã hội.

 

Với những nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể mà huyện Mai Châu đang thực hiện đã góp phần phát huy được thế mạnh du lịch của mình trong lòng đông đảo du khách thập phương, đồng thời ngày càng quảng bá sâu rộng hình ảnh, vị thế, tiềm năng văn hoá, du lịch của địa phương.

 

                                                                           Hoàng Huy

 

Các tin khác

Một số đầu sách của NXB Văn học.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Làm đẹp cho đời bằng thế cây dáng đá

(HBĐT) - Sau khi hoàn thành nghĩa vụ của một công chức về nghỉ hưu (năm 1995), ông Nguyễn Ngọc Sử ở thị trấn Lương sơn bắt tay vào việc sưu tầm, nghiên cứu, phát triển nghề sinh vật cảnh. Ông đã thổi hồn vào dáng cây, thế đá vô tri để làm đẹp cho đời.

Bộ đàn đá có thang âm chuẩn nhất Việt Nam

Trong hệ thống nhạc cụ bằng đàn ở Việt Nam, hơn 60 năm qua, các nhà khảo cổ học, sưu tầm văn hóa đã tìm thấy hơn hai chục bộ đàn đá. Thế nhưng đến thời điểm này, bộ đàn đá có hệ thống thang âm hoàn chỉnh nhất là bộ đàn đá tìm thấy ở xã An Nghiệp, huyện Tuy An (Phú Yên). Với những thang âm, cung bậc độc đáo hiếm có đã đưa bộ đàn đá Tuy An vào loại báu vật có giá trị đặc biệt và được các cơ quan chức trách ở Phú Yên đăng ký vào danh mục bảo vật quốc gia.

Thị trường âm nhạc Hà Nội: Thời của giá vé cao

Năm 2009, đi ngược với dự đoán là một năm với sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu thì những chương trình hòa nhạc, ca nhạc giá vé cao đã xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống âm nhạc Thủ đô, đặc biệt là vào những tháng cuối năm. Qua thông tin từ các nhà tổ chức, vé của các chương trình hòa nhạc, ca nhạc này không chỉ được bán cho giới thượng lưu, mà được bán ra từ hệ thống bán lẻ cho đủ mọi tầng lớp khán giả ở Hà Nội. Điều này cho thấy rằng, những chương trình âm nhạc giá cao với chất lượng tương đương đang được khán giả ngày nay lựa chọn để thưởng thức mặc dù nếu thống kê ra con số của giá vé thì không ít người phải giật mình.

Sắc màu nghệ nhân... nhí

Chưa bao giờ hàng loạt nghệ nhân văn hóa dân gian tuổi thiếu niên nhi đồng trình làng rầm rộ như năm 2009. Hồn nhiên và luôn mê say biểu diễn, những "nghệ nhân nhí" đã đem đến những sắc màu sinh động, đáng mừng cho bức tranh văn hóa dân gian 2009.

Khai mạc Festival Hoa Ðà Lạt 2010

Ðúng 20 giờ ngày 2-1-2010, tại Quảng trường trung tâm thành phố Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Festival (Liên hoan) Hoa Ðà Lạt 2010- Lễ hội văn hóa mở màn cho chuỗi sự kiện chào mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã chính thức khai mạc trong rực rỡ sắc mầu của muôn nghìn loài hoa.

Ông hoàng lập thể Picasso

Nghệ thuật luôn kêu đòi mới lạ. Do đó mà người nghệ sĩ cũng phải thay đổi nếp tư duy, kiếm tìm phương thức biểu đạt không lặp lại những người đi trước, có như vậy nghệ thuật mới tồn tại, phát triển và cần thiết cho đời. Là một thần đồng hội họa, hơn ai hết Picasso ý thức rất rõ “sứ mệnh nghệ thuật” của mình, ông du họa qua nhiều trường phái: cổ điển, siêu thực, linh cảm, biểu hiện, ấn tượng… và ở đâu Picasso cũng để lại những dấu ấn cá nhân của mình. Qua đó phản ánh một cách sinh động những bước tiến của ông trong hành trình nghệ thuật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục