Tối 8-1, tại Nhà hát Trưng Vương (TP Ðà Nẵng), Cục Nghệ thuật Biểu diễn phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ðà Nẵng khai mạc "Hội diễn sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2010".

Tham gia hội diễn có 11 đơn vị nghệ thuật sân khấu, với gần 700 diễn viên, trình diễn 13 vở diễn, trong đó có sáu vở tuồng, bảy vở dân ca kịch. Các vở diễn có chủ đề, nội dung phản ánh sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông; đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc; ca ngợi những nhân tố tích cực, những thành tựu mà Ðảng và nhân dân ta đạt được trong công cuộc đổi mới; lên án những hiện tượng tiêu cực đang tồn tại trong đời sống xã hội hiện nay; hưởng ứng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hội diễn là dịp để phát hiện những tìm tòi, sáng tạo mới trong lao động nghệ thuật và các nghệ sĩ gặp gỡ giao lưu trao đổi kinh  nghiệm trong hoạt động nghệ thuật. Nhà hát tuồng Việt Nam biểu diễn vở "Huyền Trân Công chúa", phục vụ khán giả và đại biểu trong đêm khai mạc. Hội diễn sẽ kết thúc ngày 15-1-2010. Nhân dịp này, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân gian và Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Ðà Nẵng tổ chức tọa đàm: "Giáo sư Hoàng Châu Ký với nghệ thuật tuồng Việt Nam".
 
                                                                                                Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Khu dân cư xóm Mới, xã Tuân Đạo(Lạc Sơn) vui ngày hội.
Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (phải) và nhà thơ Trần Đăng Khoa tại cuộc họp báo về Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài.
Không có hình ảnh

Thơ và truyện ngắn “đắt hàng”

7 hợp đồng xuất bản - kết quả thu được của hội nghị giới thiệu văn học VN - đều chủ yếu chọn thơ và truyện ngắn VN đương đại.

Xuất khẩu văn học Việt: Còn nhiều khó khăn

Phải thành lập quỹ dịch thuật có sự tài trợ của Nhà nước để tài trợ cho những dự án dịch sách trong điều kiện Việt Nam chưa thực sự là một nền văn học hấp dẫn độc giả thế giới

Dư âm kém vui từ Festival hoa Đà Lạt 2010

Festival hoa Đà Lạt 2010 đã khép lại nhưng dư âm về một vài chương trình trong khuôn khổ festival hứa hẹn ấn tượng đã không được trọn vẹn.

Gặp gỡ nhà văn trẻ VN và quốc tế: Chưa trẻ!

Đó là ấn tượng chung của buổi sáng hội thảo Gặp gỡ nhà văn trẻ trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới

Văn học Việt Nam: vẫn loay hoay “chọn gì để quảng bá”

Bốn cuộc hội thảo chuyên đề về “Văn học cổ VN”, “Văn học VN hiện đại”, “Thơ VN” và “Gặp gỡ các nhà văn trẻ” diễn ra tại bốn địa điểm khác nhau đã khiến không một ai có thể tham dự được tất cả các cuộc trao đổi trong ngày thứ hai của hội nghị (6-1).

Bảo tồn phố cổ Hà Nội: Đừng để người dân đứng ngoài cuộc

Người ta vẫn cứ bàn miên man về cái gọi là Bảo tồn phố cổ Hà Nội bấy lâu nay, với nhiều dự án và chuyên gia, nhưng tất cả vẫn chỉ nằm trên giấy. Hết hội thảo này đến hội thảo khác, nhiều đến nỗi các nhà chuyên môn mới ớ ra rằng, quên tiếng nói của dân. Thậm chí cả đến các nhà quản lý cũng ít thấy có mặt, chưa xắn tay vào việc, họ đâu còn nghĩ tới sự đóng góp của đồng bào Thủ đô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục