Du khách đến thăm gian trưng bày ở khu di tích Hòn Đất

Du khách đến thăm gian trưng bày ở khu di tích Hòn Đất

(HBĐT) - Khi được tin chúng tôi có về miền biên viễn Kiên Giang ở phía Tây Nam của tổ quốc, một người bạn dạy ngữ văn ở thành phố Hoà Bình nhắn nhủ: “Đến huyện Hòn Đất, nhớ sưu tầm nhiều tư liệu về chị Sứ - Phan Thị Ràng và những chiến công của Hang Hòn trong những năm chống Mỹ”.

 

Bất cứ tuổi học sinh nào nếu đã được đọc, được học tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức, chắc chắn đều có những cảm nhận thiêng liêng về miền đất này. Chị Sứ, cùng chiến công của quân và dân Hang Hòn những năm đánh Mỹ hiện lên trong tác phẩm văn chương sao thật đẹp và oai hùng. Nhất là khi đạo diễn Hồng Sến chắp cánh cho tác phẩm Hòn Đất bằng bộ phim màu 2 tập cùng tên, thì chân dung chị Sứ cùng hào khí đánh giặc một thời càng được thể hiện đầy đủ, rõ nét và sâu đậm hơn. Hình ảnh những hàng dừa soi bóng trong đêm trăng, làn da trắng và mái tóc dài bồng bềnh của chị Sứ trong làn gió biển đêm trước ngày bị giặc bắt còn ám ảnh bao bạn đọc yêu văn chương. Chị Sứ chính là hình ảnh kết tinh của nguyên mẫu ngoài đời - nữ anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng.

 

Chiều nay, đi viếng mộ chị trong khu tưởng niệm (Khu di tích lịch sử thắng cảnh Hòn Đất -Hòn Me -Hòn Quéo tại xã Thổ Sơn), thật khó phân biệt đâu là chị Sứ, chị Ràng mà chỉ thấy điều chung nhất: những người phụ nữ miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước thật anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang...

   

Gặp bác Vũ Hoàng Giang, Chủ tịch Hội CCB huyện Hòn Đất, người đã trực tiếp chiến đấu ở Hòn Đất trong những ngày ác liệt đó (lúc đó, bác Giang là chiến sĩ quân Y). Câu chuyện của “Người trong cuộc” dường như không chỉ có chiến công mà có cả nước mắt bởi những mất mát, hy sinh: “Thời điểm đó, ác liệt và gian khổ quá trời. Bom đạn ngút trời. Tuy nhiên, quân và dân Hòn Đất vẫn một lòng vì cách mạng”... Xã Thổ Sơn (huyện Hòn Đất) được bao bọc bởi 3 hòn là hòn Sóc (thời chống Mỹ thuộc quyền kiểm soát của chính quyền nguỵ Sài Gòn), Hòn Đất và Hòn Me. Nhiều năm liền, Hòn Đất là căn cứ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ. Những năm ác liệt nhất, Hòn Đất được xem là pháo đài của lòng kiên trung, ý chí bất khuất của những chiến sĩ cách mạng trong mưa bom, bão đạn. Hơn 1000 người con nơi đây đã ngã xuống trên mảnh đất này. Lịch sử còn ghi mãi trận đánh 79 ngày đêm (năm 1969) và 132 ngày đêm (từ 6/1/1971 đến ngày 17/5/1971) ở Hòn Đất, Hòn Me. Trong bời bời khói lửa của cuộc chiến tranh, một xã Thổ Sơn hiên ngang không chịu khuất phục. Mỗi người con trên mảnh đất này, đều là chiến sĩ. Nhiều điển hình xuất sắc đã xuất hiện trong những ngày đánh giặc như Hà Văn Tý đại đội trưởng địa phương quân, Ngô Bé Hai trung đội trưởng trinh sát mưu trí, dũng cảm. có nhiều trận đánh vang dội làm địch khiếp sợ. Em Nguyễn Văn Kiên (15 tuổi) từng một mình chống trả cả trung đội địch và đã hy sinh tại Hang Hòn. Du kích già Sáu Lý, dù tuổi cao vẫn không rời trận địa... Trong cuộc ra quân chiến đấu vì độc lập dân tộc đó, chị Phan Thị Ràng cũng là một hình ảnh cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chị sinh năm 1937, bí danh Tư Phùng, tham gia cách mạng từ năm 1950. Chị đã trải qua nhiều hoạt động như trinh sát, phụ trách công tác thanh vận, giao liên ở một số nơi như ở An Giang, Kiên Lương (Kiên Giang). Đêm 8 rạng ngày 9/1/1962 chị bị địch bắt khi trên đường đi làm nhiệm vụ. Kiên trung với Thổ Sơn, với Hòn Đất quê hương và các đồng đội, dù bị tra tấn hết sức dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết không chịu đầu hàng. Chính tinh thần  quả cảm đó, đã khích lệ các chiến sĩ Hòn Đất thêm chắc tay súng... Chị đã hy sinh lúc 01 giờ ngày 9/1/1962 khi vừa bước qua tuổi 25 dưới gốc xoài tại xã Thổ Sơn (nay là khu di tích). Ngày 20 tháng 12 năm 1994, chị Phan Thị Ràng được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...

   

Ngay tại Hòn Đất, một ngôi trường đã được mang tên trường THPT Phan Thị Ràng (chị Sứ). Lớp lớp thế hệ học sinh Thổ Sơn, Hòn Đất trong hành trang đến trường, có những trang sử hào hùng của quê hương. Và cả chúng tôi nữa, trong buổi chiều đến thăm khu di tích Hòn Đất cũng không khỏi xúc động và cảm phục. Chị đã ngã xuống cho màu xanh hoà bình, no ấm thêm trải dài trên quê hương, xứ sở. Những người con của Hoà Bình và bao du khách khác đứng lặng yên trong nén hương thành kính....

                                                                         Bùi Huy

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Khu dân cư xóm Mới, xã Tuân Đạo(Lạc Sơn) vui ngày hội.

Trước thềm Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài: Còn nhiều cánh cửa cần được mở

Sau 7 năm, Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam (VN) ra nước ngoài lần thứ hai do Hội Nhà văn tổ chức (diễn ra từ ngày 5 - 10/1/2010) thu hút sự tham gia của 108 nhà văn, dịch giả, 8 NXB của 32 nước được coi là cuộc gặp gỡ quy mô, tầm vóc lớn, ngang tầm yêu cầu thời đại mới.

Lùm xùm Festival hoa Đà Lạt: Một bonsai hai giải vàng?!

Festival hoa Đà Lạt 2010 lại thêm một kết cục không vui nữa khi xảy ra chuyện kiện cáo sau cuộc thi bonsai và tiểu cảnh trong khuôn khổ lễ hội này.

Thơ và truyện ngắn “đắt hàng”

7 hợp đồng xuất bản - kết quả thu được của hội nghị giới thiệu văn học VN - đều chủ yếu chọn thơ và truyện ngắn VN đương đại.

Xuất khẩu văn học Việt: Còn nhiều khó khăn

Phải thành lập quỹ dịch thuật có sự tài trợ của Nhà nước để tài trợ cho những dự án dịch sách trong điều kiện Việt Nam chưa thực sự là một nền văn học hấp dẫn độc giả thế giới

Dư âm kém vui từ Festival hoa Đà Lạt 2010

Festival hoa Đà Lạt 2010 đã khép lại nhưng dư âm về một vài chương trình trong khuôn khổ festival hứa hẹn ấn tượng đã không được trọn vẹn.

Gặp gỡ nhà văn trẻ VN và quốc tế: Chưa trẻ!

Đó là ấn tượng chung của buổi sáng hội thảo Gặp gỡ nhà văn trẻ trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục