Quế Trân lớn lên theo từng bước dìu dắt, nâng đỡ của cha - NSND Thanh Tòng - và chưa bao giờ cô làm buồn lòng cha, dù chỉ là một chuyện nhỏ

Sự kiện cô con gái Quế Trân được tuyên dương “Công dân tiêu biểu của TPHCM năm 2009” là niềm vui quá lớn của NSND Thanh Tòng. Gương mặt ông càng rạng ngời hạnh phúc sau sự kiện ấy, bởi cô con gái đã làm rạng danh thêm cho dòng tộc và gia đình ông. 


NSND Thanh Tòng-nghệ sĩ Quế Trân

Truyền nhân

NSND Thanh Tòng kết hôn với bà Ngọc Nhung và sinh được hai người con: Nhựt Tân và Quế Trân.

Ông cho biết từ khi bắt đầu chập chững biết đi, bé Châu (tên thường gọi của nghệ sĩ Quế Trân) đã biết cầm cây kiếm bằng nhựa quơ quơ bên bàn viết tuồng của cha.
Nhựt Tân và Quế Trân từ năm lên 6, lên 7 tuổi đều được cha cho theo nhóm đồng ấu Bạch Long để học nghề. Khi lớn lên, Nhựt Tân lại chuyên tâm học nghề kinh doanh, chỉ có Quế Trân nối nghiệp cha trong niềm tin yêu của cả gia đình.
 

Tối 7-3, kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, gia đình NSND Thanh Tòng và Công viên Văn hóa Đầm Sen sẽ tổ chức chương trình Quế Trân Hương Xuân – má lúm đồng tiền lần 2, tại sân khấu Ngôi sao. Qua chương trình này ban tổ chức sẽ trao tặng 100 phần học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học. Đây là lần thứ hai gia đình NSND Thanh Tòng tổ chức live show mang ý nghĩa cao đẹp này. Trong đêm diễn, Quế Trân sẽ biểu diễn các trích đoạn và bài ca cổ mới do NSND Thanh Tòng sáng tác cho con gái.

Trong giới nghệ thuật tuồng cổ, NSND Thanh Tòng được xem là tướng soái. Sau người dượng rể – NSND Thành Tôn - qua đời, ông là chưởng môn nhân duy nhất đủ bản lĩnh lèo lái con thuyền nghệ thuật của gia tộc,  có 5 đời nối nghiệp, vượt bao thác ghềnh tiếp tục tiến lên trong dòng chảy nghệ thuật truyền thống của nước nhà.

Có lẽ ý thức được tầm quan trọng này, ngay từ năm ông 18 tuổi, cha ông – nghệ sĩ Minh Tơ - đã huấn luyện ông kỹ năng viết tuồng.

Kịch bản Bao Công vô lò gạch gây tiếng vang một thời là tác phẩm đầu tay của NSND Thanh Tòng.
 
Ông đúc kết rằng gia tộc ông vốn khó tính với hậu duệ: “Người trong họ ít khi khen nhau mà còn tìm khuyết điểm để chỉ trích, nhằm tiêu diệt thói tự cao, tự đại, kiêu căng mà nghề hát thường mắc phải. Cha tôi hồi còn sống cho đến lúc thác đi, chưa bao giờ khen con.
 
Chỉ một lần khi tôi bị tai nạn trên đường lưu diễn ở Long An, gãy chân phải băng bột, trong khi vở Tô Hiến Thành xử án sắp sửa phúc khảo, các em tôi phải khiêng băng ca đưa tôi đến bên sàn tập để dàn dựng cho kịp ngày phúc khảo, lúc đó cha tôi nói: “Mua nhân sâm về nấu cho thằng Tòng uống đi bây!”. Đó có lẽ là câu nói ngọt nhất từ trước đến giờ tôi được nghe cha tôi nói”.


Dạy mình trước khi răn người


Từ ngày bắt đầu viết tuồng, ông hiểu hơn những điển tích, điển cố về lòng trung hiếu tiết nghĩa của những nhân vật trên sân khấu. Ông tự suy ra từ những bài học của người xưa để hình thành nhân cách sống ngày nay, thông qua các vai diễn trên sân khấu. Chính điều này đã giúp cho bộ môn cải lương tuồng cổ vẫn tồn tại trong lòng khán giả, vì “dẫu có xưa nhưng luôn dạy người ta những điều tích thiện, tu tâm” – NSND Thanh Tòng nói.

Ông luôn nghĩ đến công lao vun đắp của gia tộc từ thời bà cố Vĩnh Xuân đến ông nội Bầu Thắng, rồi đến cha ông để hình thành nên những kiệt tác tuồng cổ để đời với biết bao điều răn dạy con người sống xứng đáng với kiếp nhân sinh. Điều mà cả giới sân khấu đều công nhận là ông sống nghiêm khắc với chính bản thân mình.

Ông tuyệt đối không dính đến những xì-căng-đan về chuyện “ong - bướm, mèo - chuột” thường hay xảy ra với các kép hát, dù Thanh Tòng là một chàng kép điển trai, hát hay, múa đẹp và có rất nhiều nữ khán giả sủng ái.

Với NSND Thanh Tòng, ông sống nghiêm khắc với bản thân không phải vì giữ gìn danh tiếng cho ông mà cho cả gia tộc và để làm gương cho con cháu. Những thú vui “tứ đổ tường” của những anh kép cải lương sáng giá một thời đều không có hấp lực đối với ông.


“Ráng hát hay nghe con!”


Quế Trân lớn lên ốm yếu, đau bệnh hoài nên gia đình rất lo. Cô bé lên 8 tuổi nhưng chỉ cân nặng 22 kg. Lúc đó Quế Trân tập diễn vai Na Tra trong vở Na Tra đại náo thủy cung. Nhìn con nước da xanh mét hăng say tập, NSND Thanh Tòng không khỏi lo lắng cho sức khỏe của con.

Cứ nghĩ cô bé sẽ khó mà theo nghề nếu chỉ cân nặng khiêm tốn như thế. Rồi gia đình họp lại, quyết định cho Quế Trân nghỉ sinh hoạt ở nhóm Đồng Ấu để dồn tâm huyết cho việc học văn hóa. Cô bé khóc ròng trong suất diễn chia tay với nhóm để yên tâm đi học chữ.

Quế Trân kể: “Tôi thấy mình hụt hẫng nhưng vì không muốn làm cha mẹ buồn. Cha tôi thường nói rằng giới nghệ sĩ cải lương lâu nay bị coi thường bằng câu nói: “cải lương ít học”. Ông không muốn các con bước ra đời mà tri thức yếu kém.

Tôi cắp sách đến trường, tốt nghiệp THPT rồi vào học Trường Cao đẳng Kinh tế. Cha tôi không muốn tôi dính dáng đến nghề hát khi chưa hoàn thành việc học chữ.
Nhưng rồi khi nhìn thấy cha đã già mà vẫn phải lặn lội đi hát ở các tỉnh xa xôi, tài chính của cả nhà chỉ nhờ vào những trang bản thảo kịch bản và nghề hát của cha, tôi quỳ xin cha tôi cho tôi được về với sân khấu, đỡ đần ông gánh nặng gia đình. Năm đó cũng là năm tôi đoạt HCV Giải Trần Hữu Trang (năm 1998).

Cha tôi khóc trong đêm tôi nhận giải. Ông khóc không chỉ mừng cho tôi đã vượt qua những khó khăn của các vòng thi mà vì ông biết tôi có thể thực hiện được tâm nguyện của ông là giữ gìn bản sắc của bộ môn cải lương tuồng cổ”.

Riêng NSND Thanh Tòng, nói đến con gái, ông chỉ cười và nhắc lại: “Gia tộc Thanh Tòng hồi nào tới giờ không bao giờ khen con cháu trong nhà. Con tôi còn nhiều khuyết điểm lắm, phải phấn đấu hơn nữa”.

Nhìn con gái chuẩn bị đi hát mỗi tối, ông dặn dò những câu quen thuộc giống như cha ông dặn ông ngày xưa: “Ráng hát hay nghe con!”.

 

                                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Nhị Hà, Phó ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đánh trống khai mạc đêm thơ Hoà Bình lần thứ VIII năm 2010.
Đoàn rước chuẩn bị bắt đầu nghi lễ rước ấn.
Nhiều thanh niên nam nữ đã
tự tin góp mặt trong những dịp
hội hè của cộng đồng như một
sự tiếp nối tiềm tàng
và đáng trân trọng.

Khắc thơ sai chính tả trong ngày thơ VN

Ngày thơ VN 2010, một hoạt động được ví như “đại lễ hội thơ ca” đã thực sự thu hút đông đảo khách thơ tại Hà Nội. Hàng ngàn người yêu thơ cả trong và ngoài nước đã có mặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong sáng qua, 28-2, để thưởng thức những vần thơ hay. Ban tổ chức đã đãi khách thơ bằng một bữa tiệc với đủ các món: thơ ngâm, thơ phổ nhạc, thơ truyền thống, thơ trình diễn, thơ sắp đặt, câu đối, triển lãm thơ trên gốm...

Tôi muốn "cãi" cho các nhân vật lịch sử

Tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp năm 2009, vở Mỹ nhân và anh hùng (tên của kịch bản văn học là Giai nhân và Anh hùng) của tác giả Chu Thơm là một trong ba vở giành huy chương vàng. Cái tựa đề này đã gợi sự phỏng đoán nơi người xem về chuyện tình cảm giữa anh hùng và thuyền quyên của các nhân vật lịch sử.

Tốn kém, lãng phí vàng mã mùa lễ hội

(HBĐT) - Sau những ngày đón tết vui, xuân đi lễ đền, chùa đã trở thành nhu cầu tâm linh với tất cả mọi người. Ở tỉnh ta cũng vậy, những ngày đầu xuân, từ Đền Mẫu (phường Tân Thịnh – TPHB) đến Đền Bờ (xã Thung Nai – Cao Phong và Vầy Nưa – Đà Bắc) và Chùa Tiên (Phú Lão - Lạc Thuỷ)… ngày ngày có hàng nghìn lượt người với lễ nghi ngày càng cầu kỳ để “Tiễn cựu, nghênh tân”

Loa thùng đang giết chết Hội Lim

“Canh hát” lớn nhất của di sản văn hóa phi vật thể thế giới sẽ được khai mạc chính thức vào ngày 13 tháng Giêng. Thế nhưng, ít ai biết, nó còn được lưu giữ bởi những… nông dân của các làng quan họ cổ.

Khán giả trẻ “khát” nhóm nhạc thần tượng?

Khi nhắc tới lĩnh vực nhạc trẻ Việt Nam bây giờ, người lớn tuổi thường phàn nàn vấn đề giới trẻ chỉ hâm mộ "sao ngoại" mà làm ngơ với những sản phẩm tinh thần của "sao nội". Họ lùng sục khắp nơi để tìm cho ra đĩa nhạc của những thần tượng nước ngoài với cái giá không dễ chịu chút nào, trong khi sản phẩm của các ca sĩ trong nước thì vẫn tiếp tục tình trạng "ế ẩm". Điều gì có thể lý giải cho nghịch lý này?

Người "nuôi rồng" cho đại lễ 1000 năm Thăng Long

Trong những năm qua ông là người duy nhất bảo tồn, phát huy nghề làm rồng vải của quê hương để tạo ra những con rồng được coi như là "hiếm" của Việt Nam để biểu diễn trong các lễ hội và được bạn bè thế giới biết đến. Ông là Lê Ngọc Nguyện, ở làng Đa Sỹ, Hà Đông (Hà Nội), người mà hiện nay người dân nơi đây đã đặt thêm cho ông cái tên mới "Người nuôi rồng cho đại lễ 1000 năm Thăng Long".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục