Thượng tọa Thích Tấn Đạt
Về những hiện tượng xô bồ nhộn nhạo thái quá ở các đền chùa, lễ hội tín ngưỡng đầu năm, Thượng tọa Thích Tấn Đạt, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Hòa Khánh, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh cho rằng, ngoài sự tuyên truyền, hướng dẫn của nhà chùa, tổ chức Giáo hội, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng, rất cần thêm những quy định cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nuớc; sự tham gia của của các cơ quan truyền thông trong việc hướng dẫn người dân đi lễ.
Xin Thượng tọa nói rõ thêm về truyền thống đi lễ chùa của nhân dân ta.
- Lên chùa lễ Phật là truyền thống của nhân dân ta, có thể nói truyền thống đó bắt đầu từ khi Đạo Phật du nhập vào nước ta và kéo dài cho đến ngày nay. Tại các ngôi chùa, quanh năm ngày nào cũng có người đi lễ, nhất là vào những ngày đầu năm âm lịch, không chỉ những người theo đạo Phật mà còn có cả những người không theo đạo hoặc theo các tôn giáo khác lên chùa đi lễ, vãn cảnh, thậm chí đi xem, đi chơi. Tôi nghĩ truyền thống đó đã đã thấm nhuần, trở thành nét văn hóa của dân tộc, cần phải giữ gìn và phát huy.
Người lên chùa, ngoài thắp nhang niệm Phật còn thường dâng lễ vật. Thượng Tọa có thể cho biết ý nghĩa của việc dâng lễ.
- Lễ vật của người lễ chùa rất đa dạng, ngoài nhang đèn, hoa, trái, bánh kẹo… còn có một phần tiền, thuờng gọi là tiền công đức. Theo quy định của nhà chùa, tiền công đức chỉ được dùng vào ba việc là Cúng giuờng Tam bảo; lo cho chư tăng, và tu bổ chùa chiền chứ không đuợc dùng vào việc khác. Người dâng lễ vật thể hiện lòng thành kính, đức tin của mình đối với Phật, Thánh, Tăng. Do vậy nó không mang nặng ý nghĩa vật chất. Đó cũng là nét văn hóa rất đẹp của Đạo Phật, đồng thời là nét văn hóa đẹp của tăng, ni, Phật tử và các giới đồng bào ta.
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, tôi không đồng tình với việc một số người lên chùa đi lễ mà lại đặt tiền không đúng nơi, đúng chỗ. Đồng tiền dù mệnh giá lớn nhỏ đều do Nhà nước phát hành, đều mang giá trị không chỉ kinh tế mà cả văn hóa, là chủ quyền quốc gia, mọi người đều phải tôn trọng, có trách nhiệm giữ gìn.
Tuy nhiên, mặt khác cũng cần phải nói, nhiều người lên chùa, muốn cúng giường Tam Bảo, cụ thể là muốn cúng tiền nhưng không biết đặt lễ vào chỗ nào thành ra họ rải lung tung.
Người dân đi lễ chùa tại thành phố Hồ Chí Minh
Để khắc phục tình trạng trên, theo Thượng tọa, chúng ta cần phải làm gì?
- Trước hết cần làm cho nhiều người hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc dâng lễ, từ đó hiểu thêm những nét đẹp văn hóa của Phật giáo và của dân tộc. Muốn vậy, ngoài sự tuyên truyền, hướng dẫn của Nhà chùa, tổ chức Giáo hội, các còn rất cần những quy định cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nuớc; sự tham gia của của các cơ quan truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội và của các tầng lớp nhân dân…
Xin cảm ơn Thượng tọa.
Theo Báo Nhandan
Lần đầu tiên, hơn 100 cuốn sách cổ, sách quý hiếm xuất bản từ thế kỷ 17, 19 và trước 1945; 150 bản sao báo Tết xưa sẽ được giới thiệu với công chúng yêu sách Hà Nội. Triển lãm “Nét xuân trên những trang sách xưa” trưng bày tại Thư viện Café Đông Tây, phố Trần Quý Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội từ ngày 6 đến 13-3.
Tưởng chừng như một điều thật đơn giản với một nhà hát tầm cỡ quốc gia khi có một cơ ngơi, không gian diễn xướng ở một vị trí đẹp, song để rạp Kim Mã luôn sáng đèn cũng chẳng phải là điều đơn giản nhưng nó lại đang là quyết tâm lớn của tập thể Nhà hát Chèo VN.
Dù bội thu về doanh số nhưng nhìn lại, chất lượng nghệ thuật của các vở kịch trong mùa Tết vừa qua là đáng báo động
(HBĐT) - Cái tên rượu cần có lẽ xuất phát từ cách uống vô cùng độc đáo của người dân miền núi. Bà con người dân tộc dùng loại cây trúc đã được thông ruột, dài khoảng 1m cắm vào đáy vò để uống.
Trong các lễ hội xuân đầu năm, người Mông tại Mộc Châu, Sơn La thường tổ chức những cuộc thi đánh yến.
Cho tới thời điểm này, dù các rạp phim vẫn chưa đóng cửa hoàn toàn với các phim chiếu Tết nhưng xem như số phận các bộ phim đều đã an bài.