Cuộc thi tìm kiếm những gương mặt mới, có tài năng, góp phần xây dựng nghệ thuật điện ảnh ngày một phong phú, sâu sắc và lôi cuốn sẽ khởi động từ trung tuần tháng 4, kết thúc vào đầu tháng 8 tại Hà Nội.
Theo Ban tổ chức, cuộc thi cũng nhằm đánh dấu Ngày điện ảnh Việt Nam đầu tiên (15/3). Hiện tại, điện ảnh, truyền hình được công nhận là ngành công nghiệp văn hóa. Kinh nghiệm từ các quốc gia châu Á cho thấy trong vòng 10 năm trở lại đây, nhờ những chiến dịch sản xuất phim truyền hình thần tượng, hình ảnh đất nước họ đã vươn lên tầm cao mới. Trong khi đó tại Việt Nam, đội ngũ diễn viên nghiệp dư tham gia phim ảnh ngày càng đông. Không ít gương mặt thành công hơn cả người được đào tạo bài bản từ trường lớp, nhưng đa phần diễn cứng. Các bộ phim sản xuất ngày một nhiều nhưng chất lượng chưa được đánh giá cao, chưa đi ra được khỏi biên giới.
Yếu tố diễn viên được xem là một trong những then chốt góp phần rút nhanh quá trình chuyển hóa của phim ảnh Việt Nam. Rất nhiều thanh niên có tài năng, sắc vóc nhưng không có cơ hội thể hiện bản thân vì thiếu những cuộc thi chuyên ngành tìm kiếm những gương mặt mới cho nghề diễn.
Bà Đặng Thiếu Ngân - đại diện Ban tổ chức cuộc thi Diễn viên điện ảnh - truyền hình Việt Nam lần thứ nhất cho rằng: “Nếu ngành điện ảnh hàng năm tổ chức một cuộc thi, với quy mô trên diện rộng, khuyến khích các tài năng cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên tham gia, chắc chắn sẽ là sân chơi bổ ích, góp phần đẩy mạnh việc thay đổi chất và lượng của phim ảnh Việt Nam”.
Cuộc thi nhận được sự ủng hộ của các hãng phim nhà nước và tư nhân, các công ty chế tác, các đài truyền hình trên toàn quốc. Thí sinh là công dân có quốc tịch Việt Nam và công dân nước ngoài gốc Việt, nữ độ tuổi từ 15 đến 30, nam từ 16 đến 35, trình độ văn hóa phổ thông trung học. Yêu cầu với các ứng viên là không có khuyết tật trên khuôn mặt và cơ thể, giọng nói chuẩn, có khả năng diễn xuất.
Thí sinh sẽ trải qua phần phản ứng trước máy quay, xử lý các tình huống bất ngờ do Ban giám khảo đưa ra, được yêu cầu hát hoặc nhảy múa tùy theo khả năng. Mười gương mặt lọt vào chung kết được đào tạo về diễn xuất, hóa trang, lựa chọn phục trang để thi tiểu phẩm. Người chiến thắng có cơ hội thử sức với nhiều đoàn phim, tiếp xúc với đạo diễn, nghệ sĩ nổi tiếng để trau dồi nghề nghiệp.
Theo VnExpress
Dù đã chuẩn bị từ hơn một năm trước song sự khan hiếm kịch bản hay đang đặt các nhà hát vào tình trạng bí bách. Không tìm được kịch bản tốt, thì việc dựng một vở kịch mới khó có hy vọng thành công.
Không thể có được “thánh đường” nghệ thuật nếu nghệ sĩ và khán giả vẫn tồn tại ý thức làm nghề và cách thưởng thức nghệ thuật lôi thôi, luộm thuộm như một số nơi hiện nay
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Thận, Trưởng thôn Cóc Lẫm, xã Kim Truy (Kim Bôi) cho biết: Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự đồng thuận của người dân, đời sống của bà con trong xóm không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ giảm xuống còn 12%.
Không phải đến bây giờ, mà vài năm trước, khi các nhà khoa học được mời tư vấn cho dự án "Gửi tới mai sau", đã nêu nhiều ý kiến không đồng tình. Câu hỏi "để làm gì và gửi cái gì?" của nhà sử học Dương Trung Quốc đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Còn nhà sử học Lê Văn Lan cũng vẫn giữ nguyên quan điểm: "Đó là dự án "tam vô": vô nghĩa, vô lý và vô bổ".
Cúng bến nước là nghi lễ cổ truyền của một số tộc người ở Tây Nguyên. Đây là lễ cúng của cộng đồng để tạ ơn yang (trời), tổ tiên, thần linh phù hộ cho mọi người sức khoẻ, bình an, cho nguồn nước dồi dào để ăn uống tắm giặt...
Mấy ngày vừa qua, dư luận xôn xao về một show diễn đặc biệt quy tụ số lượng khán giả lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam: xấp xỉ 50.000 người. Đó cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam, trong một đêm nhạc người ta phải chứng kiến nhiều khán giả "phát cuồng" và ngất xỉu vì thần tượng đến vậy. Những gì diễn ra trên SVĐ Mỹ Đình trong show diễn mở màn của chương trình MTV Exit tối 27/3 ấy đã khiến nhiều người phải suy ngẫm về cái gọi là "văn hóa tôn sùng thần tượng" của giới trẻ hiện nay.