Các nhà làm phim đang đau đầu vì không có phim hay để giữ sóng
Kịch bản – yếu tố cần có đầu tiên của một bộ phim – lại trở thành vấn đề “nóng hổi” khi nguồn kịch bản hay vốn ít ỏi lại càng khan hiếm hơn trong tình hình phim Việt đang tràn ngập sóng truyền hình như hiện nay.
Các nhà làm phim đang đau đầu vì kế hoạch lên sóng của các đài đã được duyệt nhưng để tìm ra kịch bản làm được phim, bảo đảm số lượng người xem cao theo yêu cầu của các đài thì không biết tìm đâu.
Kịch bản Việt hóa cũng không xong?
Từ những bộ phim Việt hóa mở đường, như Vòng xoáy tình yêu, Mùi ngò gai, Hoa dã quỳ..., phim Việt đã có thêm nhiều bộ phim Việt hóa khác: Những người độc thân vui vẻ, Cô gái xấu xí, Cô nàng bất đắc dĩ, Có lẽ nào ta yêu nhau, Ngôi nhà hạnh phúc. Hiện đang trên trường quay có Lối sống sai lầm, Vinh quang gia tộc, Anh em nhà bác sĩ, Kiều nữ lỡ thì... Phim Việt hóa đang được sản xuất một cách ào ạt.
Theo đại diện một nhà sản xuất thì đó cũng là một cách mở hướng đi mới cho phim Việt. Nhưng nhìn trên bình diện chung, cho đến thời điểm này, chưa có phim Việt hóa nào thật sự thành công.
Có nhiều lý do để giải thích sự chưa thành công này nhưng cái chính là khả năng đầu tư của phim truyền hình hiện nay chưa đủ mạnh để thực hiện được nhiều cảnh quay đẹp, hoành tráng như phim gốc, đội ngũ làm phim truyền hình Việt chưa đạt đến trình độ làm phim như ở nước bạn nên chất lượng làm ra thường thua xa.
Mai Phương Thúy và Huỳnh Anh Tuấn trong phim Âm tính - kịch bản viết từ một cuộc đời có thật nên chân thật và sinh động/ (Ảnh do TFS cung cấp)
Đạo diễn Lê Cung Bắc đặt vấn đề: Việt Nam còn rất nhiều đề tài để khai thác, khám phá, tại sao phim Việt dành cho người Việt mà cứ phải đi làm lại phim của nước ngoài? Thực ra, đây cũng chỉ là giải pháp ứng phó của các nhà sản xuất phim truyền hình trong tình trạng khát kịch bản hay hiện nay vì thời lượng đăng ký lên sóng ở các đài đã có mà kịch bản phim hay vẫn chưa tìm ra.
Kịch bản Việt ít thuyết phục
Rất nhiều góc độ của đời sống đã được các nhà biên kịch Việt khai thác. Đề tài hoàng tử-lọ lem, bi kịch gia đình, đời sống sinh viên-học đường, những khốc liệt trên thương trường, hậu trường người nổi tiếng, con đường lập nghiệp của những người trẻ, nghề nghiệp ở nhiều lĩnh vực... và cả khai thác hình ảnh những nhân vật từ cuộc đời thật hoặc nhân vật văn học.
Đề tài nhiều, người viết cũng nhiều nhưng vấn đề là kịch bản có thuyết phục hay không. Đại diện một đơn vị sản xuất phim truyền hình cho biết hiện công ty giữ khá nhiều kịch bản của những người viết trẻ nhưng không có kịch bản nào có thể dựng thành phim.
Một đạo diễn cũng cho biết anh từng sửa “bét nhè” một kịch bản đến gần 80% mới có thể làm được phim.
Một số kịch bản thấy được nên các hãng chọn làm nhưng khi phim chiếu ra thì khán giả phản ứng vì câu chuyện na ná phim Hàn Quốc, Hồng Kông đã được trình chiếu trước đó, như: Gió nghịch mùa, Sắc đẹp danh vọng...
Nhà biên kịch Sâm Thương nói rằng kịch bản hay đòi hỏi người viết phải có vốn sống, có kinh nghiệm thực tế. Nếu chỉ ngồi nhà mà tưởng tượng thì chắc chắn những miêu tả sẽ dễ dãi, hời hợt thậm chí sai thực tế. Đó cũng là lý do mà bấy lâu nay khán giả vẫn phàn nàn rằng phim thiếu thực tế, không gần gũi với đời sống.
Xoay trở tạo nguồn Một số hãng phim chuyên nghiệp hơn khi ký hợp đồng độc quyền một, hai cây bút có nghề để chế tác kịch bản cho mình. Thiếu đội ngũ biên kịch nên có trường hợp giám đốc phải gánh luôn trọng trách viết kịch bản cho hãng. Nhà biên kịch Sâm Thương, Giám đốc Hãng Senafilm, cho biết: “Chúng tôi phải gồng mình mà làm”.
|
Theo NLĐ
Gần 22 giờ đêm 4/4, chuyến phi cơ mang số hiệu VN700 đưa đoàn cung rước 8 viên ngọc xá lợi Phật do Đức tăng thống Myanmar trao tặng, đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài trong nghi lễ trang trọng.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng ý với đề nghị xin phép không tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 2010 tại Nha Trang.
Dù đã chuẩn bị từ hơn một năm trước song sự khan hiếm kịch bản hay đang đặt các nhà hát vào tình trạng bí bách. Không tìm được kịch bản tốt, thì việc dựng một vở kịch mới khó có hy vọng thành công.
Không thể có được “thánh đường” nghệ thuật nếu nghệ sĩ và khán giả vẫn tồn tại ý thức làm nghề và cách thưởng thức nghệ thuật lôi thôi, luộm thuộm như một số nơi hiện nay
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Thận, Trưởng thôn Cóc Lẫm, xã Kim Truy (Kim Bôi) cho biết: Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự đồng thuận của người dân, đời sống của bà con trong xóm không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ giảm xuống còn 12%.
Không phải đến bây giờ, mà vài năm trước, khi các nhà khoa học được mời tư vấn cho dự án "Gửi tới mai sau", đã nêu nhiều ý kiến không đồng tình. Câu hỏi "để làm gì và gửi cái gì?" của nhà sử học Dương Trung Quốc đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Còn nhà sử học Lê Văn Lan cũng vẫn giữ nguyên quan điểm: "Đó là dự án "tam vô": vô nghĩa, vô lý và vô bổ".