Ông Thùy bên chiếc chiêng gò bằng tay.

Ông Thùy bên chiếc chiêng gò bằng tay.

Hai sản phẩm được làm từ đôi tay tài hoa của những người thợ xứ Huế đang trên đường ra Hà Nội mừng đại lễ. Đó là chiếc chiêng đồng gò bằng tay và chiếc trống lớn.

năm chờ một ngày này

Vừa hoàn thành chiếc chiêng gò bằng tay có đường kính 1,5m, người thợ cao niên Nguyễn Văn Thùy thở phào nhẹ nhõm. Ông như trút được gánh nặng trên vai sau gần 30 ngày căng thẳng. Tay mân mê chiếc chiêng, ông kể: “50 năm làm nghề, chưa khi mô làm sản phẩm để đời ưng ý như ri. Tui mang hết bí quyết cha ông truyền lại để hoàn thành chiếc chiêng. Nó mang theo tâm tư, tình cảm của gia đình tui mừng đại lễ dân tộc”.


 

Chiếc chiêng độc đáo nói trên được ông Thùy và 5 thợ lành nghề là con cháu trong gia đình thực hiện theo đặt hàng của Hịêp hội thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội. Chiêng nặng 50 kg, được làm từ nguyên liệu đồng tấm. Thành chiêng dày 21 cm, hai bên chạm hình rồng vờn mây chầu Quốc huy, phía dưới là hình ảnh Quốc tử giám. Mặt trước chiêng có dòng chữ: Đại khí dấu ấn tâm linh 1.000 năm thăng Long–Hà Nội. Làm chiêng loại này tốn nhiều công, riêng khâu vô lửa phải tiến hành 10 lần; chạm khắc mất hai tuần. “Chỉ riêng việc lên ụ và thẩm âm đã hết 10 ngày. Đây là công đoạn khó nhất, ngay cả con trai tôi lành nghề vẫn chưa đạt chuẩn thẩm âm. Lĩnh vực này thuộc về năng khiếu mỗi người, không ai dạy cho mà phải tự học lấy. Tay búa nặng nhẹ, chỉnh âm trầm, thanh thể hiện trình độ người thẩm âm. Nếu chiêng lên tiếng không hay thì coi như sản phẩm này vô dụng”, ông Thùy tâm sự.


 

Anh Bùi Văn Phú, thành viên Ban chấp hành Hiệp hội làng nghề Đúc TP Huế nhận xét: “Sản phẩm độc đáo này được gò bằng tay chứ không phải đúc như thông thường. Đáng quý hơn, nó được đôi tay một trong những người thợ gò hiếm hoi ở Huế thực hiện. Chiêng khổng lồ này có tiếng ngân trong 10 giây, tuổi thọ chiêng kéo dài 70-80 năm. Tôi tìm trên mạng thì đây là chiếc chiêng gò bằng tay lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này. Đó cũng là niềm tự hào cho làng nghề xứ Huế”.


 

Trống Trường Sơn cao 2,8m


 

Một đôi trống cao 2,8m, đường kính 2,2 m do cơ sở trống Trường Sơn tại Huế thực hiện theo đơn đặt hàng cũng là một trong những sản phẩm cung tiếng mừng Đại lễ thu hút sự quan tâm của nhiều người. Theo anh Phạm Chí Lương, người trực tiếp làm trống, gia đình anh khá nổi tiếng trong làng nghề trống. Trước khi nhận làm đôi trống khổng lồ này, cha anh, ông Phạm Chí Thảo đã làm một chiếc trống 2,6m, đường kính 2,0 m mừng Đại lễ 990 năm Thăng Long, Hà Nôi. Chiếc trống này hiện được đặt tại Quốc tử giám.


 

Mỗi chiếc trống cần 60 dăm trống và hai tấm da trâu kích thước lớn. Nguyên vật liệu để làm ra sản phẩm tương xứng cực kỳ khó khăn. “Tôi phải đi nhiều tỉnh thành mới tìm được cây mít cổ thụ. Sau đó còn ra Hải Phòng tìm da trâu loại 5, 6 năm tuổi, đen bóng và dày. Đây là hai loại vật liệu đặc biệt để làm nên chiếc trống lớn đạt yêu cầu hoàn mỹ và có tiếng vang xa nên tôi phải lựa chọn rất kỹ”, anh Lương nói.


 

Được sự tư vấn, hướng dẫn của người cha tại quê nhà, anh Lương cùng 10 thợ khác đang khẩn trương hoàn thành những công đoạn ghép dăm cuối cùng trước khi tiến hành căng da. Một người thợ tham gia làm trống phục vụ đại lễ bật mí: “Khó nhất là phần căng da, phải đạp cho giãn da, rồi còn bào dày mỏng để lên tiếng cho vang. Với loại trống này, đánh một tiếng cả thành đều nghe được”.


 

Anh Lương tâm sự: “Nghề làm trống ở gia đình tôi duy trì đến đời thứ ba. Một chiếc trống hiện đã được bàn giao cho khách hàng chuyển đi Hà Nội. Tôi rất vinh dự khi tự tay làm chiếc trống lớn như thế này. Hy vọng nó sẽ ngân vang cũng với những âm thanh vui chào mừng Đại lễ”.


 


 

Chiếc trống Trường Sơn thứ hai đang dần hoàn tất.
 
                                                                           Theo Báo Nhandan


 

Các tin khác

Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh gắn danh hiệu giải nhất cho trâu của ông Đinh Công Búp, xóm ưng, xã Phú Vinh .
Phan Hòa (vai Thái hậu Dương Vân Nga) và Hoàng Hải (vai Lê Hoàn) trong phim.
Hạnh phúc tuổi già của Nguyễn Văn Thương,
tác phẩm đoạt giải nhất.

Những kỳ tích đen & trắng

Trước sự tấn công ồ ạt của kỹ thuật máy ảnh số và công nghệ photoshop, gần chục năm qua, nhiếp ảnh đen trắng ngỡ như bị vùi dập không ngóc đầu lên được. Hàng chục vạn người chơi máy ảnh nghiệp dư coi ảnh đen trắng là câu chuyện cổ. Còn các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, không mấy ai mặn mà với hai mầu bình dân này bởi lẽ thị trường đòi hỏi, không thể đùa được với chuyện cơm áo gạo tiền, nên họ thường xếp ảnh đen trắng vào loại tồn kho. Tuy vậy, vẫn còn không ít người coi loại ảnh nhà nghèo này vào hàng nghệ thuật thứ thiệt. Họ miệt mài sáng tạo và kiên trì khám phá mảnh đất tưởng như cằn cỗi này. Và thật bất ngờ, trong thời gian gần đây, họ đã làm sống dậy những câu chuyện lạ lùng từ hai mầu đen trắng trong các cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế do Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật thế giới (FIAP) tổ chức.

Xóm Mời Mít, Xã Yên Mông: Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc giữa lòng thành phố

(HBĐT) - Con đường bê tông kiên cố đi giữa hai rặng tre xanh yên bình dẫn chúng tôi vào thăm xóm Mời Mít (xã Yên Mông, thành phố Hoà Bình). Bên cạnh những ngôi nhà xây mới khang trang, nếp nhà sàn truyền thống được giữ lại như một minh chứng về sức sống lâu bền và ý nghĩa của văn hoá Mường trong cuộc sống đương đại. Giữa lòng thành phố đang chuyển mình sôi động, Mời Mít vẫn trân trọng lưu giữ những bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống.

Người Hà Nội với điện ảnh

Hà Nội, chỉ tính từ thời định đô cũng đã một ngàn năm, cả ngàn năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương. Tài tử giai nhân từ bốn phương trong nước trải hàng chục thế kỷ lần lượt kéo về đây sinh cơ lập nghiệp. Các thế hệ đã đem đến những lề thói của địa phương mình, chắt lọc, hun đúc lại, tạo nên tinh hoa kinh kỳ. Thăng Long - Hà Nội đã tiếp thu tài hoa của các vùng. Điều này có nghĩa là văn minh của Hà Nội chính là bản lĩnh chung của dân tộc cộng với sắc thái riêng của đất thủ đô. Đó là sản phẩm, đồng thời là động lực để người Thăng Long - Hà Nội sáng tạo ra những thành tựu rực rỡ về các mặt, mà tiêu biểu là những nhân cách Hà Nội đã được lịch sử khẳng định.

Hoàn thành cuộc “Hành hương về nguồn cội” dâng tặng tác phẩm "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long"

Xuất phát từ TP Đà Lạt (Lâm Đồng), sau gần một tháng thực hiện lễ rước “Hành hương về nguồn cội”, sáng 28-9, các nghệ nhân, nghệ sĩ Công ty XQ Việt Nam đã tổ chức lễ hội dâng tặng Thủ đô Hà Nội tác phẩm tranh thêu tay nghệ thuật kích thước lớn "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long".

Rộn ràng Đại lễ: Chớ quên sức hút chợ đêm phố cổ

Sáu năm nay, người dân Thủ đô và khách đến Hà Nội đã quen với việc có một chợ đêm để dạo chơi và mua sắm. Nhiều người khi nhắc đến chợ đêm Hà Nội vẫn mong muốn sẽ có một chợ đêm hoạt động đầy hấp dẫn mà quy củ.

Tặng phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm bằng gốm lớn nhất

Ngày 28/9, tại đền Ngọc Sơn, Hồ Hoàn Kiếm, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tiếp nhận phiên bản cụ Rùa Hồ Gươm được làm bằng gốm cổ, do nghệ nhân Trần Độ và nhân dân làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm trao tặng, mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục