Dấu vết dòng sông cổ ở Kinh đô Thăng Long.

Dấu vết dòng sông cổ ở Kinh đô Thăng Long.

Năm 2003, việc phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long đã gây sự chú ý trong dư luận xã hội và nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của nhân dân cả nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tính đến thời điểm tháng 10-2003, Viện Khảo cổ học đã khai quật được 17.000m2 và đã thu được hàng triệu hiện vật có giá trị. Thì tại khu vực khai quật thấy có dấu tích một dòng sông cổ và ở đó thấy có vỏ ốc, nhuyễn thể, sen và các thực vật dưới nước. NDĐT giới thiệu bài viết của hai tác giả Nguyễn Xuân Diện và Bùi Quốc Hùng như một tài liệu nghiên cứu tham khảo.

Một số nhà khoa học cho rằng có thể các trụ lục giác được bố trí dọc theo dấu tích dòng sông cổ này là các đài tạ dựng bên sông để hóng mát. Vậy phải chăng có dòng sông chảy giữa lòng Cấm thành, Hoàng thành ? Sông này có tên gọi là gì? Chảy từ đâu đến đâu? Là sông tự nhiên hay sông đào? Tồn tại trong bao lâu thì bị lấp đi? Đó là những câu hỏi được đặt ra ngay từ khi khai quật và đến nay vẫn chưa có câu trả lời.


Bài viết này cung cấp một vài thông tin về các dòng sông cổ chảy trong lòng Hà Nội trong thư tịch cổ mà trong quá trình nghiên cứu về Thăng Long thành chúng tôi có ghi lại được, góp phần nghiên cứu về hệ thống thuỷ văn của Hà Nội xưa và hoàng thành Thăng Long trong lịch sử. Dưới đây là những ghi nhận trong Sử học bị khảo và Hà Nội địa dư.


1. Trong Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng, phần nói về các dòng sông ở Hà Nội có viết:


“Sông Nhị Hà (nguồn từ sông Lô, sông Lôi [sông Chảy] tỉnh Tuyên Quang, sông Thao, sông Đà tỉnh Hưng Hóa và sông Đáy ở tỉnh Sơn Tây, hội với nhau ở Bạch Hạc, tỉnh Sơn Tây chảy theo hướng nam đến huyện Yên Lạc, chia một chi về phía đông là sông Nguyệt Đức, chảy vào Bắc Ninh, lại chảy xuôi về phía đông tỉnh thành [Hà Nội], thì chia một chi phía tây gọi là sông Tô Lịch, chảy vào sông Nhuệ, lại chảy theo hướng nam đến huyện Thanh Trì, chia một chi phía đông gọi là sông Đại Bi lại chảy theo hướng nam đến huyện Thượng Phúc, thì chia một chi phía đông gọi là sông Kim Ngưu; lại chảy xuôi qua tỉnh Hưng Yên, chia một chi phía tây gọi là sông Xích Đằng, đến huyện Nam Sang, chia một chi phía đông gọi là sông Luộc chảy vào tỉnh Hưng Yên; lại chảy xuôi đến ngã ba Đại Hoàng thì hợp với nước sông Giản, gọi là sông Hoàng, lại chảy xuôi vào địa giới tỉnh Nam Định đến huyện Thiên Trì, chia một chi về phía đông gọi là sông Thanh Hương ...


Sông Nhuệ từ huyện Từ Liêm tỉnh Hà Nội chảy vào Lang Đàm [Linh Đàm (?)] rồi theo hướng đông nam chảy qua các huyện Thanh Oai, Thanh Trì đến ngã ba Hà Liễu thì có sông Tô Lịch, từ sông Nhị Hà chia ra qua các huyện Vĩnh Thuận, Từ Liêm, Thanh Trì, từ phía đông đến chảy nhập vào. Lại chảy theo hướng tây nam đến ngã ba Nghiêm Xá, huyện Thượng Phúc, thì có sông Đỗ Động bắt đầu ở đầm Ngũ Xã tự phía đông chảy nhập vào. Lại chảy theo hướng tây nam đến ngã ba Tả Giai thì có sông Kim Ngưu, bắt đầu từ Hồ Tây huyện Vĩnh Thuận rồi từ phía đông nhập vào...


Sông Đại Bi cũng từ sông Nhị Hà chia ra, qua huyện Gia Lâm, chảy vào sông Nghĩa Trụ, chảy qua Gia Lâm, Siêu Loại, Lương Tài đến các huyện Đường Hào, Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, rồi nhập vào sông Mão. Hai cửa sông ấy nay đều lấp kín cả. Sông Kim Ngưu này khác với các sông Kim Ngưu ở huyện Thanh Trì tỉnh Hà Nội”(1).


2. Thư tịch Hán Nôm duy nhất hiện biết có cho biết về một dòng sông có tên gọi Ngọc Hà là Hà Nội địa dư (A.1154). Sách do Dương Bá Cung soạn năm Tự Đức thứ 4 (1851). Thông tin về Ngọc Hà nằm trong phần viết về đình Kiên Nghĩa, ở tờ 16a.


“Đình Kiên Nghĩa: là nơi ngày xưa triều Lê dùng để hầu tiếp sứ giả Bắc quốc sang sắc phong. Tương truyền rằng vào đời Vĩnh Lạc nhà Minh, tướng Minh là Trương Phụ chiếm cứ thành Đông Quan đã bắc cây cầu phao tại đây để tiện qua lại, gọi là cầu Đông Tân (tục gọi là cầu Cháy) [Nay thuộc phố Tuệ Tĩnh, quận Hai Bà Trưng]. Đối diện với bờ bên Bắc là quán bến thuyền, nơi tụ tập các thương khách người Thanh. Vào triều Lê, ban đầu định lệ khách ngoại quốc không được tự ý vào trong trấn, từ đời Hồng Đức trở đi mới cho phép họ lập thành phố ở vạn Tường Lân, Lai Triều. Cũng có những người đến đây cư trú, nhà cửa của họ mái ngói nối tiếp nhau, thuyền bè san sát, các triều đều lập ra cung quán... Sau thời loạn lạc cảnh vật bị tàn phá, tòa đình được dân sở tại dùng làm nơi thờ Thần. Đầu triều Nguyễn, mỗi khi có sứ giả vãng lai cũng dựng cung quán ở đây để nghênh tiếp, gọi là Hà Đình, đối diện bờ phía bắc là cung Gia Quất.


Phía tây thành nổi lên thành lớp những ngọn núi đất, trong đó có một vài nhánh nổi tiếng như Sư Sơn, Tam Sơn, Khán Sơn, Nùng Sơn. Cung Thái Hòa (nay thuộc huyện Vĩnh Thuận) nằm ở chỗ cao nhất của ngọn đồi, tương truyền do triều Lê lập ra, bên dưới là dòng nước gọi là Ngọc Hà. Núi Tam Sơn nối dài từ Cung Thành (tương truyền Thuần Hoàng đế triều Lê từng lấy đây là nơi xem đấu võ trong các kỳ thi võ cử. Trên núi có ngôi chùa thời Hồng Đức tiến hành trùng tu, vâng mệnh tạc tượng vua Thuần Hoàng Đế để thờ. Cuối thời Lê, quân Tây Sơn phá chùa, các sư đã rước tượng đó tới thờ ở chùa Dục Khánh). Theo Sử ký chép: Vào năm Quang Thuận tiến hành đào hồ Hải Trì uốn khúc hàng trăm dặm, ở giữa có điện Thúy Ngọc, bên hồ dựng điện Giảng Võ dùng làm nơi luyện tập quân lính và voi chiến [nay thuộc phường Giảng Võ, Hà Nội], đó là chỉ chỗ này ngày xưa vậy. Di chỉ cung điện cũ hiện vẫn còn lại những bậc thềm. Vùng xung quanh vẫn còn những trại mang tên Ngọc Hà, Giảng Võ, dân chúng thường đào được rất nhiều mảnh gạch ngói cổ hoặc những đồ binh khí bằng gỗ, bằng sắt. Lại có một địa điểm gọi là Đồng Trường, là nơi các triều đại trước kia tổ chức hội thí Cống sĩ, rõ ràng đây là di chỉ của nơi thi võ ngày xưa”(2).


Đây là lần đầu tiên sách cổ nói đến địa danh sông Ngọc Hà, và hiện cũng chưa tìm được tài liệu nào khác nói về con sông này. Theo ghi chép của thư tịch cổ, có thể hình dung sông Ngọc Hà có hai nhánh đều bắt nguồn từ một hồ lớn trong làng Ngọc Hà, nhánh thứ nhất chảy qua vườn Bách Thảo rồi đổ ra sông Tô Lịch, ở đường Hoàng Hoa Thám hiện nay; nhánh thứ hai chảy về cổng Bắc thành Hà Nội hiện nay, chảy song song với đường Hoàng Diệu rồi đổ vào một cống lớn của thành, tương ứng với khoảng chùa Một Cột và Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay. Sông Ngọc Hà là một con sông tự nhiên, nước rất trong và có dòng chảy luôn lưu thông.
 
                                                                          Theo Báo Nhandan

Các tin khác

Ông Thùy bên chiếc chiêng gò bằng tay.
Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh gắn danh hiệu giải nhất cho trâu của ông Đinh Công Búp, xóm ưng, xã Phú Vinh .
Phan Hòa (vai Thái hậu Dương Vân Nga) và Hoàng Hải (vai Lê Hoàn) trong phim.

Nét đẹp "Gia đình Việt Nam xưa và nay"

Cuộc thi ảnh "Gia đình Việt Nam xưa và nay với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước" do Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức đã nhận được hơn một nghìn tác phẩm trong cả nước. 200 ảnh được chọn để triển lãm, trong đó Hội đồng giám khảo đã trao một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba và 15 giải khuyến khích. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào những ngày cả Thủ đô cùng đón mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Những kỳ tích đen & trắng

Trước sự tấn công ồ ạt của kỹ thuật máy ảnh số và công nghệ photoshop, gần chục năm qua, nhiếp ảnh đen trắng ngỡ như bị vùi dập không ngóc đầu lên được. Hàng chục vạn người chơi máy ảnh nghiệp dư coi ảnh đen trắng là câu chuyện cổ. Còn các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, không mấy ai mặn mà với hai mầu bình dân này bởi lẽ thị trường đòi hỏi, không thể đùa được với chuyện cơm áo gạo tiền, nên họ thường xếp ảnh đen trắng vào loại tồn kho. Tuy vậy, vẫn còn không ít người coi loại ảnh nhà nghèo này vào hàng nghệ thuật thứ thiệt. Họ miệt mài sáng tạo và kiên trì khám phá mảnh đất tưởng như cằn cỗi này. Và thật bất ngờ, trong thời gian gần đây, họ đã làm sống dậy những câu chuyện lạ lùng từ hai mầu đen trắng trong các cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế do Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật thế giới (FIAP) tổ chức.

Xóm Mời Mít, Xã Yên Mông: Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc giữa lòng thành phố

(HBĐT) - Con đường bê tông kiên cố đi giữa hai rặng tre xanh yên bình dẫn chúng tôi vào thăm xóm Mời Mít (xã Yên Mông, thành phố Hoà Bình). Bên cạnh những ngôi nhà xây mới khang trang, nếp nhà sàn truyền thống được giữ lại như một minh chứng về sức sống lâu bền và ý nghĩa của văn hoá Mường trong cuộc sống đương đại. Giữa lòng thành phố đang chuyển mình sôi động, Mời Mít vẫn trân trọng lưu giữ những bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống.

Người Hà Nội với điện ảnh

Hà Nội, chỉ tính từ thời định đô cũng đã một ngàn năm, cả ngàn năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương. Tài tử giai nhân từ bốn phương trong nước trải hàng chục thế kỷ lần lượt kéo về đây sinh cơ lập nghiệp. Các thế hệ đã đem đến những lề thói của địa phương mình, chắt lọc, hun đúc lại, tạo nên tinh hoa kinh kỳ. Thăng Long - Hà Nội đã tiếp thu tài hoa của các vùng. Điều này có nghĩa là văn minh của Hà Nội chính là bản lĩnh chung của dân tộc cộng với sắc thái riêng của đất thủ đô. Đó là sản phẩm, đồng thời là động lực để người Thăng Long - Hà Nội sáng tạo ra những thành tựu rực rỡ về các mặt, mà tiêu biểu là những nhân cách Hà Nội đã được lịch sử khẳng định.

Hoàn thành cuộc “Hành hương về nguồn cội” dâng tặng tác phẩm "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long"

Xuất phát từ TP Đà Lạt (Lâm Đồng), sau gần một tháng thực hiện lễ rước “Hành hương về nguồn cội”, sáng 28-9, các nghệ nhân, nghệ sĩ Công ty XQ Việt Nam đã tổ chức lễ hội dâng tặng Thủ đô Hà Nội tác phẩm tranh thêu tay nghệ thuật kích thước lớn "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long".

Rộn ràng Đại lễ: Chớ quên sức hút chợ đêm phố cổ

Sáu năm nay, người dân Thủ đô và khách đến Hà Nội đã quen với việc có một chợ đêm để dạo chơi và mua sắm. Nhiều người khi nhắc đến chợ đêm Hà Nội vẫn mong muốn sẽ có một chợ đêm hoạt động đầy hấp dẫn mà quy củ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục