(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên mà ai ai cũng háo hức mong chờ những ngày Tết đến thế! Sau một năm bận rộn, nhà nhà dọn dẹp chuẩn bị đón chào năm mới, quây quần bên mâm cơm cuối năm... Song, ý nghĩa hơn cả trong mỗi dịp này là được đi thăm hỏi người thân, bè bạn..., mừng tuổi đầu năm trở thành nét đẹp không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về.

 

Mừng tuổi hay còn gọi là lì xì, là phong tục tặng tiền nhân ngày Tết Nguyên đán với ý nghĩa chúc sức khoẻ, may mắn và đem lại niềm vui cho mọi người, nhất là người già và trẻ nhỏ. Tên gọi “lì xì” trước đây chỉ phổ biến ở miền Nam, nơi có cộng đồng người Hoa đông đảo, nhưng với sự giao lưu văn hoá, giờ đây những người miền Bắc cũng dùng từ này thay cho chữ “mừng tuổi”. 

Bé Hoàng Minh Trang, phường Chăm Mát (TP Hoà Bình) cho biết: Cứ Tết đến, cháu được về thăm ông bà, gặp các cô, các bác... rất vui! Thích nhất là được nhận tiền mừng tuổi. Ra Tết, cháu sẽ có tiền mua thêm nhiều sách, truyện mới.  Niềm vui đến từ tiền mừng tuổi đối với những đứa trẻ đều giản dị như thế! Song đằng sau nó là cả những truyền thuyết dài về ý nghĩa và lịch sử ra đời của tập tục này. Không có tài liệu cụ thể nào nói về thời điểm phong tục này được du nhập vào Việt Nam. Một số ít người cho rằng lì xì đã theo chân những người Minh Hương tới nước ta trong những năm cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Cũng có người nói rằng, phong tục mừng tuổi đã có ở nước Đại Việt từ sau thời kỳ Bắc thuộc. Song, cùng với sự hiện hữu của phong tục đẹp những ngày đầu năm mới này, có một truyền thuyết kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa có một loài yêu quái gọi là con Tụy, thường xuất hiện vào đêm giao thừa rất thích xoa đầu các cháu nhỏ đang ngon giấc, khiến đứa trẻ giật mình khóc thét. Đến hôm sau nhức đầu, sốt cao thậm chí ngớ ngẩn. Chính vì vậy, các gia đình có con nhỏ không dám ngủ, phải thắp đèn cả đêm cho đến sáng. Ngày ấy, có hai vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Trước lúc giao thừa, tám vị tiên đi chơi qua nơi này, biết cậu bé sẽ gặp nạn, liền hóa thành tám đồng tiền túc trực bên cháu. Thấy có những đồng tiền đồng, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói lại rồi đặt bên gối con và tắt đèn đi ngủ. Nửa đêm, con Tụy xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu trẻ thì từ gói giấy đỏ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng sực khiến con Tụy khiếp sợ mà bỏ chạy. Ngày hôm sau, họ đem việc lấy giấy đỏ gói tiền để bên gối con kể cho láng giềng nghe, ai cũng lấy làm lạ. Về sau, nhà nào cũng làm theo. Việc tặng tiền mừng tuổi trở thành tập tục mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp những ngày đầu năm.

Chúng tôi mang theo thắc mắc về nguồn gốc tục mừng tuổi đến gặp cụ Bùi Thượng Diền (phường Tân Hoà), cụ cho biết: Cũng có một truyền thuyết khác kể rằng: Tiền mừng tuổi bắt nguồn từ đời nhà Đường. Năm đó, Dương Quý Phi sinh hạ hoàng tử. Được tin mừng, vua Đường Huyền Tôn đích thân đến thăm và ban cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là chiếc bùa hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này được đồn đại ra ngoài, từ cung đình lan rộng ra dân gian, nhiều người bắt chước tặng tiền mừng và cũng bắt đầu coi như tặng món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều điều may mắn.

 

Cho đến nay, phong tục này vẫn phổ biến ở một số nước châu á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... Cũng bởi những ý nghĩa đó mà người lớn rất chú trọng tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ những ngày đầu năm. Bà Lê Thị Mơ, phường Tân Hoà chia sẻ: Những ngày cuối năm, ai cũng mong đổi được thật nhiều tiền mới để mừng tuổi cho các cháu nhỏ. Giá trị vật chất có thể không nhiều song giá trị tinh thần và những ý nghĩa tốt đẹp ẩn chứa trong đó là rất lớn. Hi vọng rằng nét đẹp này không bị bóp méo, được duy trì lâu dài như nét văn hoá truyền thống trong mỗi dịp Tết Nguyên đán. 

Cuộc sống hiện đại khiến cho không ít tập tục đẹp dần bị biến tướng, trong đó có tục mừng tuổi đầu năm. Không ít những người dùng tiền mừng để thực hiện các mưu cầu cá nhân. Song, trong tâm khảm mỗi người dân Việt, mừng tuổi vẫn là tập tục mang nhiều ý nghĩa nhân văn tốt đẹp mỗi dịp Tết đến, xuân về. 

 

                                                                                              Hải Yến

 

 

 

 

Các tin khác

Ngày càng có nhiều bạn trẻ lên chùa
Không có hình ảnh
Đại Hồng Chung  tại Hòa Bình  Phật Quang tự  là một  trong những chiếc chuông đồng lớn nhất.

Phong vị Tết có mai một?

Bị “mê hoặc” bởi sự độc đáo của ngày Tết Việt Nam, chị Jennifer Fossenbell, người Mỹ, đã đi tìm hiểu xem liệu những nét truyền thống của Tết Việt có bị mai một. Dân trí xin giới thiệu bài viết của chị.

Bâng khuâng nhớ phiên chợ Tết quê

Ở quê, đến những ngày giáp Tết, điều mà người người và đặc biệt là trẻ con háo hức, mong chờ nhất là được đi chợ Tết. Đối với mỗi người Việt Nam, ký ức đẹp nhất về Tết có lẽ cũng là những hình ảnh về chợ quê ngày Tết.

Nửa thế kỷ đem lời ca, điệu múa đến với đồng bào.

(HBĐT) - Cuối tháng 10/2010, Đoàn nghệ thuật các dân tộc Hòa Bình, tiền thân là đoàn văn công nhân dân Hòa Bình kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đoàn (1960-2010).

Tưng bừng đêm hội đường hoa

Tối 31-1 (28 tháng Chạp), đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011 (Tân Mão) đã chính thức khai mạc đón chào du khách, khởi đầu các hoạt động văn hóa nghệ thuật của TP mỗi dịp đón năm mới.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết cổ truyền

Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.

Tạo hình Quan Vũ giống hệt tưởng tượng

Sau loạt ảnh tạo hình của Tào Tháo (Khương Văn) và Kỳ Lan (Tôn Lệ), nhà sản xuất phim "Quan Vân Trường" (The Lost Bladesman) vừa công bố tạo hình của diễn viên chính Quan Vân Trường do Chung Tử Đan đảm nhiệm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục