(HBĐT) - Tết đến, xuân về, trong bộn bề công việc chị em tôi vẫn không quên nhắc nhau sắm xanh đồ lễ để về quê chúc thọ ông bà. Không phải là mâm cao cỗ đầy, hay những lễ vật ngọc ngà cháu báu mà có thể chỉ là chiếc khăn, tấm áo, bức tranh... không nặng về vật chất nhưng nặng nghĩa, nặng tình.

 

Nhấp chén rượu đào tiên, ghi nhận lời chúc “trường thọ” của con cháu, ông tôi cười móm mém. Con cháu tề tựu đông đủ là ông thấy “phúc”, “lộc” đầy nhà, với ông, đó là món quà vô giá. Ông tôi bảo: ông bà sinh ra trong thời buổi loạn lạc đói nghèo, có mấy ai nhớ nổi ngày sinh, tháng đẻ của mình, chỉ biết đó là một năm trong số mười hai con giáp. Nay cuộc sống đủ đầy, các con, các cháu biết kính lễ ông bà đó là điều đáng quý. Tấm lòng cháu con ông nhận nhưng chỉ tổ chuẩn bị bữa cơm nho nhỏ để tụ họp con cháu trong nhà thôi, còn phần lễ ông đã được UBND xã và Hội Người cao tuổi tổ chức cùng với những cụ ông, cụ bà khác. Nghe ông nói vậy, chúng tôi cũng chợt cảm thấy bùi ngùi vì ở thành phố người ta tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà  hoành tráng lắm. Cũng tết này thôi, có nhà tổ chức mừng thọ cho mẹ mà đặt tới dăm bảy chục mâm cỗ ở khác sạn, lại mời cả nhà hát tuồng Việt Nam về biểu diễn phục vụ nữa.  So sánh vậy, nhưng thể theo nguyện vọng của ông,  đại gia đình chúng tôi cũng chỉ tổ chức một bữa tiệc nhẹ. Ông vui lắm, cười ngất  ngư cùng cháu chắt quây quần.

 

Cảm nhận được niềm vui trong từng giọng nói, tiếng cười của ông chúng tôi thầm nghĩ: mừng thọ ông bà mãi mãi là một phong tục đẹp, một việc làm hiếu nghĩa cần được lưu giữ trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.  Nghĩ về ông, chúng tôi cũng cảm thấy thật vui khi được biết trong thời buổi “quốc thái dân an” này tục mừng thọ được tổ chức ở hầu khắp mọi nơi và đã thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Như vậy, tất cả người cao tuổi không kể giàu nghèo, sung túc đề huề, hay sống neo đơn vì kém phần may mắn đều được tổ chức mừng thọ tập thể một cách trang trọng.

 

Trò chuyện với chúng tôi ông Bùi Ngọc Lý, Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Kim Bôi phấn khởi: Những ngày cuối năm, Ban đại diện Hội Người cao tuổi chúng tôi có nhiều việc để làm, đặc biệt việc chăm lo đời sống cho các hội viên nghèo. Thế nhưng có một việc luôn được coi là quan trọng nhất đó là việc chỉ đạo các cơ sở hội tổ chức lễ mừng thọ. Lần giở cho chúng tôi xem danh sách các hội viên được tổ chức lễ mừng thọ, ông chia sẻ : huyện Kim Bôi hiện còn 3 cụ sống trên trăm tuổi, được con cháu chăm sóc tốt hiện vẫn sống vui, sống khoẻ, đó là các cụ : Đặng Thị Thu, 101 tuổi, cư trú ở Phố Mỵ xã Mỵ Hoà, cụ Bùi Thị ếnh, 100 tuổi ở xóm Vó Khang xã Kim Tiến, cụ Bùi Thị Bíp, 103 tuổi ở xóm Mớ Đá xã Hạ Bì. Chúng tôi luôn dành cho các cụ những tình cảm trân trọng nhất, Tết đến, Xuân về không chỉ có hội Người cao tuổi mà cả lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đều đến thăm hỏi, động viên và chúc thọ các cụ. Còn với những hội viên từ 60 tuổi trở lên, cứ 5 năm 1 lần lại được tổ chức hội tổ chức mừng thọ tập thể. Có lời ca, tiếng hát, có quà tặng và những lời chúc tụng hết sức long trọng làm cho các cụ cảm thấy được chăm sóc chu đáo về mặt tinh thần.

 

“ Kính già, già để tuổi cho”, đó là câu thành ngữ mà người dân đất Việt ta lưu truyền từ đời này sang đời khác. Bởi vậy, phong trào mừng thọ ông bà ngày càng nở rộ. Tổ chức lễ mừng thọ không chỉ là trách nhiệm của con cháu, trong việc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ vì đã có công sinh thành dưỡng dục mà còn là một việc làm có ý nghĩa để lưu nét văn hóa đẹp trong cộng đồng người Việt.  Với chúng tôi, những người con xa đất, xa mường, sống và làm việc nơi phố thị, mỗi độ Tết đến, Xuân về, sắm xanh lễ vật trở về quê mừng thọ ông bà luôn là điều thi vị nhất.

 

                                                                                      Thuý Hằng                 

           

Các tin khác

Ngày càng có nhiều bạn trẻ lên chùa
Không có hình ảnh
Đại Hồng Chung  tại Hòa Bình  Phật Quang tự  là một  trong những chiếc chuông đồng lớn nhất.

Những phong tục trong ngày Tết của người Việt

Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc khẳng định: ”Tết là dịp để phô bày những thành quả, sản phẩm của lao động như bày mâm ngũ quả, làm các loại bánh, nấu cỗ...Tết còn nhằm sự lý giải hoà đồng giữa các cá nhân và gia tộc, xóm làng, cũng như giữa con người và thiên nhiên”

Phong vị Tết có mai một?

Bị “mê hoặc” bởi sự độc đáo của ngày Tết Việt Nam, chị Jennifer Fossenbell, người Mỹ, đã đi tìm hiểu xem liệu những nét truyền thống của Tết Việt có bị mai một. Dân trí xin giới thiệu bài viết của chị.

Bâng khuâng nhớ phiên chợ Tết quê

Ở quê, đến những ngày giáp Tết, điều mà người người và đặc biệt là trẻ con háo hức, mong chờ nhất là được đi chợ Tết. Đối với mỗi người Việt Nam, ký ức đẹp nhất về Tết có lẽ cũng là những hình ảnh về chợ quê ngày Tết.

Nửa thế kỷ đem lời ca, điệu múa đến với đồng bào.

(HBĐT) - Cuối tháng 10/2010, Đoàn nghệ thuật các dân tộc Hòa Bình, tiền thân là đoàn văn công nhân dân Hòa Bình kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đoàn (1960-2010).

Tưng bừng đêm hội đường hoa

Tối 31-1 (28 tháng Chạp), đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011 (Tân Mão) đã chính thức khai mạc đón chào du khách, khởi đầu các hoạt động văn hóa nghệ thuật của TP mỗi dịp đón năm mới.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết cổ truyền

Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục