Có người nói rằng cây mai là biểu tượng cho sự mai mắn của một năm, còn cây đào thì được xem là một loại cây dùng để trừ tà, đuổi quỷ mang lại sự an lành, hạnh phúc và thịnh vượng cho gia chủ.

Sự tích cây đào miền Bắc

 

Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào sum suê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. 

 

Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là bỏ chạy xa bay. 

 

Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.
 
Sự tích Mai vàng miền Nam

 

Ngày xưa có một cô gái tên Mai con một người thợ săn vốn rất gan dạ và can đảm. Năm lên mười bốn, cô gái đã được cha đào luyện trở thành một nữ hiệp sĩ vô cùng tài giỏi và tinh thông võ thuật. Lúc ấy có một con yêu tinh đến quấy phá một làng nọ, dân làng treo giải ai giết được yêu tinh sẽ được thưởng trọng hậu. Thế là hai cha con lên đường giết yêu tinh. Sau khi giết được yêu tinh trở về, danh tiếng của hai cha con vang dội và truyền rao khắp nơi.

 

Vài năm sau người cha lâm bệnh nặng và sức khỏe ngày một yếu đi. Còn cô con gái thì đã bước qua tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông. Năm ấy yêu tinh rắn lại xuất hiện ở một vùng nọ và dân làng đến khẩn khoàn hai cha con đi giết yêu tinh. Trước khi con gái lên đường, người mẹ may cho cô một bộ đồ gấm màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc bộ đồ vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa. Sau đó hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Người cha vì sức yếu nên không phụ giúp được gì để cô con gái một mình chống chọi với yêu tinh. Nhưng cuối cùng cô gái cũng giết được nó. Nhưng rủi thay, trước khi chết, con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và xiết chết cô gái.
 

 

Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái cũng như sự khóc lóc van nài của người mẹ tội nghiệp nên ông Táo trong nhà đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô gái được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết thì biến mất). Về sau khi cha mẹ và người thân của cô gái mất hết, cô gái không trở về nhà nữa mà hóa thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô. Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết nên dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy là cây hoa mai và chiết nhánh mang về trồng khắp nơi để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình mỗi độ xuân về, năm hết tết đến.

 

Tục chơi đào, chơi mai ngày tết lâu dần đã trở thành nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.

 

 

                                                                                Theo Dantri

Các tin khác

Thi đấu bóng chuyền trong khuôn khổ lễ hội Xuống Đồng, xã Xuân Phong.
Bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) còn giữ nguyên bản sắc truyền thống, thu hút đông đảo du khách.
Chọi chim - một hoạt động luôn thu hút đông đảo các thành viên CLB  và những người ưa thích chim cảnh tham gia.

Vang mãi cồng chiêng đất Mường

(HBĐT) - Thường xuyên luyện tập và biểu diễn cồng chiêng trong các dịp lễ, tết của huyện, của tỉnh nhưng lần biểu diễn cồng chiêng trong dịp Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hoá cồng chiêng lần thứ I tỉnh Hoà Bình hồi tháng 10 vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng đẹp nhất trong lòng bạn tôi Bùi Thị Quý, xã Mãn Đức (Tân Lạc).

Ngày xuân kể chuyện đi câu

(HBĐT) - Ông Trương Sơn, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghệ thuật Tây Bắc, Chủ tịch CLB câu cá Hòa Bình có thâm niên tới trên 40 năm đi câu. Hầu như ngày nào ông cũng buông câu. Đội câu có tới chục người bạn hữu. Hôm nay, đội đáp bến Nưa - Vầy Nưa (Đà Bắc). Dù mùa đông nhưng hồ tích nước, cá vào khe lạch nhiều hơn. Như thường lệ, cả đội câu toả đi mỗi người chọn một điểm. Bên kia ông Viên, bên nọ ông Tuấn, xa xa ông Đĩnh.

Thăng hoa cùng “Ngọn lửa đất Mường”

(HBĐT) - Là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, đất Mường ta được biết đến như một miền xúc cảm cho nhạc, họa và thơ ca. Lấy chất liệu từ cuộc sống, những người con của đất Mường Hòa Bình và cả những nhạc sỹ từng đặt chân đến Hòa Bình đã biến lời thơ thành bản nhạc, làm cho cuộc sống hóa tâm tình, đưa vào dòng chảy âm nhạc những ca khúc đẹp, còn mãi với thời gian. Nhân dịp Kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, Sở VH -TT&DL cùng Nhà xuất bản âm nhạc đã tuyển chọn và xuất bản tập ca khúc “Ngọn lửa đất Mường” như một món quà vô giá để âm nhạc được thăng hoa.

Dưới chân núi Viên Nam - Vua Bà

(HBĐT) - Năm Tân Mão chưa qua, năm Nhâm Thìn chưa tới và dường như mùa thu vừa đi qua, mùa đông còn đang dùng dằng, gió rét vừa đến đã đi. Vào thời khắc này, tôi quyết thực hiện một cuộc trở về với vùng đất gần gũi thân thuộc mà mình còn nhiều duyên nợ.

Bảo tồn văn hóa chữ viết của người Thái ở Mai Châu

(HBĐT) - Đến Mai Châu những ngày đầu xuân, chúng tôi được nghe các cụ cao niên kể về những câu truyện dân gian được viết bằng chữ Thái đã lưu giữ từ ngàn xưa để lại, từ những bài dân ca đến tập tục cúng trong những ngày lễ, Tết, đám cưới, đám tang... Hỏi đến ông Hà Trung Tín và Vì Văn Dấng không ai không biết đến hai ông.

Một số trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam

Trò chơi dân gian trẻ em đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục