Thác xuân! ảnh Quốc Dũng.
(HBĐT) - Ở miền núi, trừ các bình nguyên, hầu như xóm, bản nào cũng có suối - suối là khởi nguồn của sông, biển của đất nước. Nhà cửa chọc trời, xa lộ mênh mông ở các thành phố lớn cũng được hưởng lợi từ những con suối nhỏ này! Đâu chỉ là những đoàn người từ thành phố kéo về những Ao Vua, Khoang Xanh (Ba Vì - Hà Nội), thác Thăng Thiên (Kỳ Sơn), suối khoáng (Kim Bôi) - Hòa Bình trong những ngày du hí! Nhưng phải chăng, chỉ những người miền núi có gắn bó máu thịt mới hiểu rõ ngọn ngành về suối?.
Núi càng cao lại nhiều thung lũng với thảm thực vật dày đặc thì suối càng to. Tôi đã lên đền Thượng, đền Trung của núi Ba Vì - ngọn nguồn của những con suối, trong đó có suối Cái chảy qua làng Lặt ra sông Đà. Làng Lặt - theo truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh là nơi bà con dân mường chẻ lạt đan rọ đá giúp Sơn Tinh đánh thắng Thuỷ Tinh. Hầu như những con suối ở quê, tôi đều đã lên tới ngọn nguồn của nó. Đó là nơi đỉnh mù sương rừng rú âm u với đàn đàn muỗi vắt, trước đây chỉ có vết chân thú và người thợ săn, bây giờ cảnh tượng đó chỉ còn ở rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng thuộc vườn quốc gia. Phải chăng đoạn suối còn nằm trong rừng mới là phần trinh nguyên của nó? Đá cuội, rêu xanh, các loài tảo, ký sinh trùng đã tạo nên dòng suối trong xanh và tiếng róc rách ngày đêm. Chỉ khi suối qua thác thì nước suối mới thực sự trở lại màu sắc của nó với màu trắng tinh khiết. Ba mùa thu - đông - xuân - đó là ba mùa yên hàn trong năm của suối. Mùa hạ, mưa lũ là mùa suối phải vật vã chống chọi đến xác xơ, lở lói, để sau đó tự thân hồi phục lại vẻ đẹp nguyên sơ cho xứng với con suối nơi đầu nguồn!.
Từ nơi đầu nguồn này ra đến sông, suối đã trải bao thăng trầm. Đời người trăm năm đã thấy gian truân, dâu bể, thế mà sông, suối cứ vật vã như thế hết đời này qua đời khác. Chả thế mà con người mới ví: cao như núi, dài như sông, suối!
Chẳng riêng dưới chân núi Ba Vì đâu, hầu hết các nơi tôi qua đều có suối Cái, nếu như suối con chỉ đi qua một xóm, bản thì suối Cái thường chảy qua một hai xóm. Như thế, suối cái là dòng suối mà nhiều suối con tìm về, dồn tụ nước về. Cũng dòng suối ấy qua mường em, rồi qua mường anh, khi đục, khi trong, mùa đầy, mùa vơi, có khi mỗi mường lại gọi dòng suối ấy theo một tên riêng. Nhưng đoạn cuối con suối ấy, trước khi đổ vào sông lại được gọi là con ngòi. Cửa ngòi là điểm kết thúc một hành trình lên bờ, xuống ruộng của nước suối, cũng là nơi khởi nguồn vượt lũ của những con cá sông vào mùa mưa lên nguồn vật đẻ.
Dọc theo dòng nước suối - từ ngọn suối đến cửa ngòi - chúng ta sẽ được tận mắt thấy sự gắn bó máu thịt giữa con người và dòng suối. Bản này đắp bai, xóm kia nắn dòng đặt xe nước, lấy nước vào mương máng tưới ruộng bậc thang. Bản vùng cao còn đặt máy phát điện mi-ni thay cho ánh sáng tù mù của ngọn đèn dầu. Nguời xóm bản vùng sâu, vùng cao còn gánh những đoạn ống bương, luồng ra suối lấy nước ăn, lại những tấm ảnh gái bản tắm suối đẹp như tiên sa!. Trước Tết Nguyên đán, dọc bờ suối người người giâm lá dong, ngâm lạt gói bánh. Sáng mùng một tết, nam thanh, nữ tú đua nhau ra suối lấy nước Tiên cho năm mới học hành tấn tới, làm ăn phát tài... đã thành tập tục muôn đời nay ở quê tôi.
Hồi còn tuổi chăn trâu, tôi đã cùng bạn bè vào suối kiếm cá. Ngọn suối có những con cá niếc mềm như lá giang, lá nứa, con cua suối đỏ au như bã trầu của bà của mẹ, con ốc suối nhỏ nhọn như gai bưởi. Để kiếm cá được nhiều, người ta bày ra kế xếp rụm - tức là xếp đá để tạo thành nhiều hang hốc (con cá có hang, con chim có tổ), sau đó đắp bờ xung quanh chỉ để một cửa vào ra, khi cần bắt cá chỉ cần đơm đó vào cửa và xếp dỡ đá ra là cá chui hết vào đó. Có lẽ mạnh tay nhất là dùng lá cây, quả cây có độc tố để duốc cá, cá to, cá nhỏ, cua, ốc đều ngoi lên mặt nước chỉ việc bắt cho vào giỏ. Người càng khôn của càng khó, vì thế, bây giờ suối còn rất ít cá. Dọc ven bờ suối là những vạt ruộng bậc thang sau mùa gặt vừa là áng còn, xới vật... hội làng. Ngày nay suối đã trở thành điểm hấp dẫn của ngành du lịch, những con suối dọc các tuyến quốc lộ đang trở thành địa chỉ thu hút đầu tư, nhất là suối gần các thành phố, thị xã. Dẫu đường xa muôn trùng cách trở thì ngày ngày vẫn dập dìu du khách tìm đến với suối Lênin - con suối có núi Các Mác và hang Pắc Bó soi vào dòng nước trong xanh. Đó là mạch nguồn cho bao mạch nguồn những con suối khác trên đất nước hình chữ S này chăng?
Đã có những đêm tôi ngồi ngắm ánh trăng lấp loá nơi đáy suối, những buổi chiều tha thẩn một mình dọc theo con suối giữa làng mà ngẫm ngợi về sự tương đồng giữa đời người và đời suối (cho dù đời người là quá ngắn so với đời suối). Không ít người cả đời lặng lẽ với ba chìm bảy nổi với mười hai bến nước và bao nhiêu thác, ghềnh, trong đục như suối! Chí ít trong đời cũng có những năm tháng phải vật vã, bươn chải để gắng gỏi vượt qua bản thân mình cũng như hoàn cảnh khách quan đưa tới. Chẳng hay chương trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay đối với miền núi có mở ra những gì mới cho số phận những con suối ấy? Sông Mê Kông đã có Hiệp hội các nước và những dòng sông chảy qua các tỉnh nước ta thì đã rõ rồi nhưng với hàng ngàn con suối thì sao? Nếu không thì những con suối ấy vẫn là cha chung không ai khóc!. Thế kỷ trước, nhà văn Nga I-li-a ê-ren-bua đã nói về lòng yêu nước phải bắt đầu từ nhỏ đến lớn, đại ý: nhiều dòng suối nhỏ đổ vào suối lớn, suối lớn đổ vào sông
Nhiều khán giả Việt khao khát được đi đường dài với bộ phim mà mình thực sự yêu thích. Thật may là đã có tín hiệu đáng mừng từ những bộ phim chính luận khá đặc sắc gieo vào lòng khán giả niềm tin về những tác phẩm chứa đựng tâm hồn và bản sắc Việt. Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nguyện vọng của đại đa số nhân dân được chuyển tải hết sức tài tình, khéo léo qua những thước phim nghiêm túc nhưng không kém phần lôi cuốn.
(HBĐT) - Sáng ngày 1/2 (tức mồng 10 tháng giêng), tại xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu), huyện Mai Châu đã tổ chức lễ hội “Xên Mường” dân tộc Thái năm 2012. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, huyện duy trì được lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc nơi vùng cao này.
(HBĐT) - Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam vừa tổ chức trao bằng và phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian Việt Nam” và Huy chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian cho 9 nghệ nhân trên cả nước. Trong đó, tỉnh ta có nghệ nhân Nguyễn Văn Thực, sinh năm 1937, ở tổ 14, phường Thái Bình (TP Hòa Bình). Ông Thực là người đầu tiên của tỉnh được công nhận và phong tặng danh hiệu vinh dự này.
Huế đang nỗ lực thu hút du khách bằng việc đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia Bắc Trung bộ 2012 với chủ đề chính: du lịch di sản. Thế nhưng, thật nghịch lý, Huế lại đang thả nổi một loại hình di sản rất đặc trưng của mình: nhà vườn.
Ngoài sứ mệnh mở đường thành công với thể loại “võ hiệp kỳ tình” và có những khám phá mãn nhãn về cảnh sắc VN, Thiên mệnh anh hùng còn đánh dấu chặng đường mới hiện đại hơn về công nghệ, kỹ xảo.
(HBĐT) - Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, việc tham gia xây dựng nhà văn hóa (NVH) xóm, bản được coi là điểm nhấn trong xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.