Thiếu nữ Mường Bi chuẩn bị trang phục trước ngày hội.

Thiếu nữ Mường Bi chuẩn bị trang phục trước ngày hội.

(HBĐT) - Tết năm nay là cái Tết đặc biệt của Phước - cô gái trẻ người dân tộc Mường đang hồi hộp chuẩn bị cho ngày lễ vu quy. Trong hành trang về nhà chồng của Phước, quý giá nhất là bộ trang phục truyền thống được bà và mẹ tận tâm sắm sửa cho đứa con, đứa cháu ngoan hiền. Lời cầu chúc tốt lành ẩn trong mỗi chi tiết của bộ trang phục khiến Phước càng ngắm càng cảm thấy rưng rưng hạnh phúc.

 

Bộ trang phục truyền thống của Phước, xã Phú Lương (Lạc Sơn) được bà và mẹ sắm cho đầy đủ, gồm khăn chít đầu, áo pắn mặc ngoài, yếm, váy, bộ tênh, bộ sà tích bằng bạc và đặc biệt là chiếc kiềng bạc gia truyền được bà ngoại trao cho cháu gái yêu để cầu may, cầu phúc. Phước sẽ mặc nó trong ngày trọng đại nhất của cuộc đời mình.  

 

Là con gái chính gốc Mường Vang, Phước luôn được các mế (bà), các mảng (mẹ) truyền dạy những đức công, dung, ngôn, hạnh cần có của người phụ nữ Mường bản địa. Đi học xa nhà từ khi lên cấp hai nhưng em biết nói tiếng Mường chuẩn giọng mà không hề lơ lớ biến âm. Chuyện khâu vá, đan len, dệt sợi tuy không thật khéo nhưng em đều biết làm. Cả những câu hát thường rang, bọ mẹng em cũng thuộc và không ít lần tự hào hát cho các bạn nghe. Trong tâm hồn Phước, bản sắc dân tộc giống như một điểm tựa bình yên để cô gái trẻ người Mường thêm vững bước trên con đường đời còn rất dài phía trước.

Phước rưng rưng hạnh phúc khi ngắm bộ trang phục sẽ mặc trong ngày vu quy. Em tâm sự: “Tuy mộc mạc và giá trị vật chất không lớn nhưng đây là tư trang quý nhất để em mang về nhà chồng. Nó khẳng định em là người con gái biết trân trọng bản sắc dân tộc mình, điều này đồng nghĩa với việc em sẽ không bao giờ đánh mất bản ngã của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào”.

 

Trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc Mường cũng là điểm nổi bật mà người ta dễ dàng nhận thấy ở chị Bùi Thị Lan Phương, sáng lập viên HTX dệt may thổ cẩm Vọng Ngàn, xã Mãn Đức (Tân Lạc). Gắn bó với đất Mường Bi, chị Phương đặc biệt tâm huyết với nét văn hóa đậm đà bản sắc của người Mường là nghề dệt thổ cẩm. Chị chia sẻ, vì yêu mến nét hoa văn tinh tế trên trang phục của người phụ nữ dân tộc Mường nên chị cảm thấy xót xa khi một nét văn hóa đặc sắc như nghề dệt thổ cẩm Mường đang dần trở nên mờ nhạt trong đời sống người dân bản địa.

 

Cũng như chị, chồng chị là anh Đinh Công Sằn, cán bộ xã nghỉ hưu luôn nung nấu ý nghĩ cần khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại địa phương. Tâm huyết của hai vợ chồng được hiện thực hóa bắt đầu từ tháng 6/2008 với sự ra đời của HTX dệt may thổ cẩm Vọng Ngàn. Nơi đây đang trở thành mái nhà chung để gần 100 xã viên cùng nhau dệt nên một mơ ước: khôi phục văn hóa thổ cẩm xứ Mường Hòa Bình.

 

Chị Lan Phương kể lại: Khởi đầu chỉ với 13 khung dệt và 8 xã viên, HTX Vọng Ngàn hoạt động cầm chừng nhờ một số đơn hàng lẻ. Những sản phẩm đầu tiên tuy còn vụng về và nhạt sắc nhưng ẩn chứa trọn vẹn tấm chân tình của người phụ nữ Mường Bi. Đúng như tên gọi “Vọng Ngàn” là tiếng nói chung của những người yêu thổ cẩm Mường và dành nhiều tâm huyết cho việc khôi phục văn hóa thổ cẩm. Gửi gắm vào mỗi sợi vải, đường hoa là ý niệm an lành của người dệt hoài thương về một xã hội Mường truyền thống giàu bản sắc, đồng thời là tiếng vọng từ ngàn xưa vỗ về trái tim người dệt - những người biết trân trọng giá trị đích thực của văn hóa dân tộc Mường.

 

Tỏ ra rất tâm đắc, chị Lan Phương say sưa giới thiệu về nét đẹp tinh tế, độc đáo trong trang phục nữ dân tộc mình: Có hai màu sắc cổ truyền là nâu và trắng. áo pắn (áo ngắn) có cánh thân ngắn đến chấm eo lưng, xẻ ngực, ống tay dài. Bên trong là loại áo báng, cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Điểm nhấn của bộ trang phục nằm ở đầu váy và cạp váy. Khi mặc, mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể. Đặc biệt, phần cạp váy thể hiện sự tinh tế, khéo léo, sâu sắc của người dệt, phần này thường do ba bộ phận dệt riêng rồi can lại với nhau. Đi đôi với váy là bộ tênh, thường bằng vải đũi, màu xanh hoặc màu vàng, dài hơn sải tay, khâu nối hai đầu, thắt đúng giữa eo trên nền cao váy, làm nổi eo người mặc. Bộ sà tích bằng bạc được móc vào tênh từ bên hông đeo vòng về phía trước. Màu sắc bộ trang phục nữ dân tộc Mường không rực rỡ nhưng trang nhã, sâu sắc, thể hiện tính cách của người phụ nữ Mường - chân thành, trầm lắng và hết sức tinh tế.

Rồi với giọng hát mềm mại, truyền cảm, người phụ nữ đó cất lên câu hát rằng:

Là gái Mường, em chẳng rực rỡ đâu

E ấp hoa văn ẩn mình trong cánh áo

Nếp váy em buông

Hoa văn em lúng liếng

Khuôn ngực em e ấp hoa văn đất Mường...

 

 

                                                                            Thu Trang

 

Các tin khác

Thác xuân! ảnh Quốc Dũng.
Không có hình ảnh
Thi đánh mảng tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012. ảnh Cẩm Lệ
Một sản phẩm gốm trong bộ sưu tập gốm Việt Nam tại Bảo tàng Nghệ thuật Birmingham. (Ảnh: Đỗ Thúy/Vietnam+).

Lễ hội phát triển với nhiều tiêu cực, bất cập: Công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp Lễ hội đang là vấn đề thời sự nóng của bộ

Cả nước đang vào mùa cao điểm của lễ hội. Vào dịp này, cũng như nhiều năm qua dư luận xã hội lại bức xúc về tình trạng xô bồ, bát nháo ở các lễ hội. Chúng tôi giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia, của đại diện cơ quan quản lý nhà nước xung quanh tình trạng này.

Những bộ phim truyền hình gửi gắm ước mơ đại chúng

Nhiều khán giả Việt khao khát được đi đường dài với bộ phim mà mình thực sự yêu thích. Thật may là đã có tín hiệu đáng mừng từ những bộ phim chính luận khá đặc sắc gieo vào lòng khán giả niềm tin về những tác phẩm chứa đựng tâm hồn và bản sắc Việt. Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nguyện vọng của đại đa số nhân dân được chuyển tải hết sức tài tình, khéo léo qua những thước phim nghiêm túc nhưng không kém phần lôi cuốn.

Lễ hội “Xên Mường” dân tộc Thái huyện Mai Châu năm 2012 thu hút hơn 1.000 du khách

(HBĐT) - Sáng ngày 1/2 (tức mồng 10 tháng giêng), tại xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu), huyện Mai Châu đã tổ chức lễ hội “Xên Mường” dân tộc Thái năm 2012. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, huyện duy trì được lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc nơi vùng cao này.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Thực được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian Việt Nam”

(HBĐT) - Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam vừa tổ chức trao bằng và phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian Việt Nam” và Huy chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian cho 9 nghệ nhân trên cả nước. Trong đó, tỉnh ta có nghệ nhân Nguyễn Văn Thực, sinh năm 1937, ở tổ 14, phường Thái Bình (TP Hòa Bình). Ông Thực là người đầu tiên của tỉnh được công nhận và phong tặng danh hiệu vinh dự này.

Gần 100 nhà vườn Huế “biến mất”

Huế đang nỗ lực thu hút du khách bằng việc đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia Bắc Trung bộ 2012 với chủ đề chính: du lịch di sản. Thế nhưng, thật nghịch lý, Huế lại đang thả nổi một loại hình di sản rất đặc trưng của mình: nhà vườn.

Đột phá công nghệ phim Việt

Ngoài sứ mệnh mở đường thành công với thể loại “võ hiệp kỳ tình” và có những khám phá mãn nhãn về cảnh sắc VN, Thiên mệnh anh hùng còn đánh dấu chặng đường mới hiện đại hơn về công nghệ, kỹ xảo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục