Một bức tượng tre
“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh….”. Từ ngàn xưa, cây tre đã trở thành một hình ảnh quen thuộc với mỗi làng quê Việt Nam và nay khi đến với Hội An du khách không khỏi bị thu hút bởi những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được làm từ gốc tre.
Bước vào những khu phu phố đi bộ, du khách như được lạc vào lâu đài với những cổ kính hoang sơ, với những chứng nhân lịch sử, với những làng nghề thủ công truyền thống như nghề làm đèn lồng , nghề làng mộc Thanh Hà, hay xem các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng điêu khắc những tác phẩm từ gỗ và đặc biệt ấn tượng có một điều gì đó rất kì lạ khiến chúng tôi không thể tiếp tục lang thang trên khu phố khi đứng trước cơ sở gỗ mĩ nghệ Xuân Hùng tại Hội An bởi những tượng gốc tre độc đáo mang tâm hồn người việt do chính nghệ nhân Xuân Hùng chủ cơ sở tạo ra. Những gốc rễ tưởng như chỉ là phế liệu nhưng qua bàn tay của người nghệ nhân trở thành những tượng nhân huyền bí kì lạ.
Chú Hùng cho hay để tạo ra được một tượng gốc tre chuẩn bị rất nhiều công đoạn và mất khá nhiều thời gian từ việc tìm gốc tre rồi phân loại góc tre lớn nhỏ rễ dài hay ngắn … ngày xưa làng quê còn nghèo tre kiếm rất dễ nhưng bây giờ để tìm kiếm những gốc tre rất khó chú phải đặt từ những vùng quê khác. Sau khi có gốc tre và phân loại thì phải rửa sạch cẩn thận để không bị đứt rễ , mất dáng gốc tre rồi bắt đầu đục, đẽo, khắc, tạc tượng lên gốc tre mà dường như gốc đó đã mang chút hồn của tượng với đủ hình như tượng ông Phúc, Lộc, Thọ, hình Hải Thượng Lãn Ông, hình chư vị Thập Bát La Hán…. mất một đến hai ngày để hoàn thành tác phẩm tùy theo mỗi gốc tre lớn hay nhỏ.
Sản phẩm mà các cơ sở khắc nhiều nhất vẫn là ba ông Phúc, Lộc, Thọ, và ông Sư Tổ mang ý nghĩa “ cầu an, cầu phước”.
(HBĐT) - Đầu xuân Nhâm Thìn, chúng tôi đã có dịp hoà mình vào nhiều lễ hội lớn của tỉnh như Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), Xên bản, xên mường (Mai Châu), Đu Vôi (Lạc Sơn), chùa Tiên (Lạc Thuỷ)... để cùng nhân dân nô nức vui xuân, đón năm mới.
Một cuộc triển lãm về gốm Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay tại Mỹ mang tên "Rồng và Hoa sen" đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Birmingham, bang Alabama từ ngày 22/1 đến ngày 8/4.
Cả nước đang vào mùa cao điểm của lễ hội. Vào dịp này, cũng như nhiều năm qua dư luận xã hội lại bức xúc về tình trạng xô bồ, bát nháo ở các lễ hội. Chúng tôi giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia, của đại diện cơ quan quản lý nhà nước xung quanh tình trạng này.
Nhiều khán giả Việt khao khát được đi đường dài với bộ phim mà mình thực sự yêu thích. Thật may là đã có tín hiệu đáng mừng từ những bộ phim chính luận khá đặc sắc gieo vào lòng khán giả niềm tin về những tác phẩm chứa đựng tâm hồn và bản sắc Việt. Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nguyện vọng của đại đa số nhân dân được chuyển tải hết sức tài tình, khéo léo qua những thước phim nghiêm túc nhưng không kém phần lôi cuốn.
(HBĐT) - Sáng ngày 1/2 (tức mồng 10 tháng giêng), tại xóm Chiềng Châu (xã Chiềng Châu), huyện Mai Châu đã tổ chức lễ hội “Xên Mường” dân tộc Thái năm 2012. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, huyện duy trì được lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc nơi vùng cao này.
(HBĐT) - Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam vừa tổ chức trao bằng và phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian Việt Nam” và Huy chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian cho 9 nghệ nhân trên cả nước. Trong đó, tỉnh ta có nghệ nhân Nguyễn Văn Thực, sinh năm 1937, ở tổ 14, phường Thái Bình (TP Hòa Bình). Ông Thực là người đầu tiên của tỉnh được công nhận và phong tặng danh hiệu vinh dự này.