Hội chọi trâu xã Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc) được tổ chức vào ngày 16, 17 tháng giêng âm lịch hằng năm, thu hút hàng vạn du khách. Đây là một lễ hội văn hóa dân gian cổ xưa, độc đáo, mang nhiều ý nghĩa.
Bao nhiêu năm nay, người dân vẫn truyền nhau câu ca:
Dù ai đi đâu, ở đâu
Tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng giêng mười bảy nhớ về chọi trâu
Tương truyền, lễ hội có từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Lúc này, nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của Triệu Đà, triều đình nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, để động viên tinh thần binh sĩ khi thắng trận, thừa tướng Lữ Gia cho mổ trâu khao thưởng quân sĩ, dân làng ăn mừng chiến thắng và đặt ra trò đấu ngưu (chọi trâu) nhằm khích lệ khí thế quân sĩ và người dân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu tôn vinh thờ ông làm thành hoàng của làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.
Hằng năm, cứ đến ngày 16,17 tháng Giêng người dân trong xã lại nô nức tổ chức lễ hội chọi trâu vừa để tưởng nhớ đến công ơn của thừa tướng Lữ Gia vừa là hoạt động văn hóa truyền thống, khích lệ tinh thần người dân địa phương bước vào năm mới. Hội chọi trâu được lưu truyền qua nhiều đời, trở thành một cổ tục truyền thống của địa phương. Lễ hội gián đoạn từ năm 1947 và đến năm 2002 mới được khôi phục lại.
Khác với lễ hội chọi trâu khác, trâu chọi thường do các cá nhân hoặc các xã trong một huyện mua về chăm sóc nuôi dưỡng. Còn ở Hải Lựu các 'ông cầu' được các xóm, thôn, làng, họ tộc, hay các tổ chức cựu chiến binh, người cao tuổi... nuôi dưỡng, huấn luyện. Để có những “ông cầu” phục vụ vào đúng lễ hội, ngay từ đầu năm trước, những người nuôi trâu chọi phải đi khắp các tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Lào Cai… để tìm mua trâu tốt và huấn luyện theo những phương pháp đặc biệt. Đến tháng 9 âm lịch, các chủ trâu phải làm lễ tấu trình ở vọng đài tưởng niệm tâm linh để kính cáo với thánh thần là trâu được tham gia vào lễ hội. Đến ngày 15 tháng Giêng, tất cả các trâu tham gia thi đấu đều phải làm lễ trước Thành hoàng làng, sau đó được gọi là “ông cầu”.
Các trận chọi trâu ở lễ hội luôn diễn ra đầy kịch tính và hấp dẫn, thu hút hàng vạn người đến xem. Năm nay là cuộc so tài của 28 “ông cầu” được chia thành 14 cặp đấu vòng loại, 14 trâu thắng sẽ tiếp tục tham gia vòng đấu loại thứ hai, bảy trâu thắng sẽ tiếp tục vào vòng ba. Tiếp đó, Ban tổ chức sẽ tổ chức bốc thăm chọn ngẫu nhiên một trâu chờ vào vòng chung kết đấu vòng tròn tranh giải nhất, nhì, ba với ba trâu thắng ở vòng loại thứ ba.
Những làng nào có 'ông cầu' chiến thắng thì năm đó làng gặp nhiều may mắn, mọi người mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Dù thắng hay thua, những “ông cầu” sau đó đều được mổ thịt, bán rộng rãi cho người tham dự lễ hội. Điều đó, theo quan niệm sẽ mang đến sự may mắn và sức mạnh trong cả năm.
Theo NhanDan
(HBĐT) - Tết năm nay là cái Tết đặc biệt của Phước - cô gái trẻ người dân tộc Mường đang hồi hộp chuẩn bị cho ngày lễ vu quy. Trong hành trang về nhà chồng của Phước, quý giá nhất là bộ trang phục truyền thống được bà và mẹ tận tâm sắm sửa cho đứa con, đứa cháu ngoan hiền. Lời cầu chúc tốt lành ẩn trong mỗi chi tiết của bộ trang phục khiến Phước càng ngắm càng cảm thấy rưng rưng hạnh phúc.
(HBĐT) - Ở miền núi, trừ các bình nguyên, hầu như xóm, bản nào cũng có suối - suối là khởi nguồn của sông, biển của đất nước. Nhà cửa chọc trời, xa lộ mênh mông ở các thành phố lớn cũng được hưởng lợi từ những con suối nhỏ này! Đâu chỉ là những đoàn người từ thành phố kéo về những Ao Vua, Khoang Xanh (Ba Vì - Hà Nội), thác Thăng Thiên (Kỳ Sơn), suối khoáng (Kim Bôi) - Hòa Bình trong những ngày du hí! Nhưng phải chăng, chỉ những người miền núi có gắn bó máu thịt mới hiểu rõ ngọn ngành về suối?.
(HBĐT) - Cuối năm, bận quá, đủ thứ việc phải giải quyết...Sáng bảnh mắt có điện thoại của ông chú họ ở quê cho ý kiến: “Thứ bảy này, các cháu về quê có việc... Cả nhà nhé”. Việc quê, hẳn quan trọng mà không thể không là quan trọng được. Sơ sơ tình quê là liệu hồn...
(HBĐT) - Đầu xuân Nhâm Thìn, chúng tôi đã có dịp hoà mình vào nhiều lễ hội lớn của tỉnh như Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), Xên bản, xên mường (Mai Châu), Đu Vôi (Lạc Sơn), chùa Tiên (Lạc Thuỷ)... để cùng nhân dân nô nức vui xuân, đón năm mới.
Một cuộc triển lãm về gốm Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay tại Mỹ mang tên "Rồng và Hoa sen" đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Birmingham, bang Alabama từ ngày 22/1 đến ngày 8/4.
Cả nước đang vào mùa cao điểm của lễ hội. Vào dịp này, cũng như nhiều năm qua dư luận xã hội lại bức xúc về tình trạng xô bồ, bát nháo ở các lễ hội. Chúng tôi giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia, của đại diện cơ quan quản lý nhà nước xung quanh tình trạng này.