Bắt đối tượng bán ấn giả.

Bắt đối tượng bán ấn giả.

Sau đêm khai ấn và ngày đầu tiên phát ấn lộc diễn ra suôn sẻ, bắt đầu từ chiều 7-2 tại khuôn viên đền Cố Trạch trong khu di tích đền Trần Nam Định, tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp, thậm chí xuất hiện nhiều tranh cãi, bất bình của nhân dân với Ban tổ chức Lễ hội khai ấn do hết ấn lộc.

 

Theo như thông báo trước và trong lễ hội Khai ấn đền Trần xuân Nhâm Thìn 2012 của UBND TP Nam Định, ấn lộc đầu năm sẽ được tổ chức phát đến hết tháng Giêng âm lịch (tức 15 ngày).

Nhưng thật bất ngờ, khoảng 10 giờ sáng 7-2, loa phóng thanh từ Ban tổ chức lễ hội thông báo: “Hiện ấn lộc phát cho nhân dân đã hết! Đề nghị nhân dân và khách thập phương vui lòng đợi đến năm sau”.

Suốt từ trưa đến chiều nay, rất đông khách hành hương đến từ nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, thậm chí từ Đà Nẵng tập trung trước sân đền Cố Trạch – nơi tổ từ đền Trần phát ấn tỏ thái độ bức xúc trước sự việc trên. Tranh luận với một số người thuộc tổ từ đền không xong, người dân lại kéo vào tận phòng khách trong đền Cố Trạch gặp tổ trưởng tổ từ đền Trần Huy Chiến yêu cầu giải thích rõ tại sao Ban tổ chức thông báo phát ấn đến hết tháng Giêng, nhưng thực tế mới sau gần một ngày rưỡi triển khai đã báo hết ấn!

Lúc này, tại khu vực phát ấn lộc trước đền Cố Trạch đột nhiên xuất hiện một người đàn ông trạc hơn 50 tuổi, mặc áo nâu sòng yêu cầu ai có nhu cầu lấy ấn đưa 50 nghìn đồng. Chỉ trong chốc lát có 15 khách hành hương túm tụm dúi tiền vào tay người đàn ông.

Người này đàng hoàng bước vào khu vực phát ấn đưa tiền cho các tổ từ đền Trần đang ngồi phía trong, sau đó lấy ra 15 cánh ấn phân phát cho nhóm người vừa đưa tiền! Điều đáng nói, sự việc diễn ra công khai ngay trong khu vực đền, có cả lực lượng an ninh phường Lộc Vượng đứng túc trực nhưng không hiểu sao người đàn ông mặc áo nâu sòng vẫn thoải mái thực hiện hành vi phản cảm này!

Trước nhu cầu ngày càng lớn của du khách muốn nhận ấn lộc đền Trần, ngay trong chiều nay lực lượng an ninh bảo vệ lễ hội đã bắt quả tang một nam thanh niên khoảng hơn 20 tuổi bán ấn giả. Số lượng ấn giả thu giữ là 15 chiếc.

Khai thác tại chỗ, đối tượng nói ở TP Nam Định, hắn mua ấn ở ngoài cổng đền Trần với giá 5 nghìn đồng, rồi bán lại cho du khách với giá 20 nghìn đồng.

Cuối giờ chiều nay, trao đổi với ông Trần Huy Chiến, tổ trưởng tổ từ đền Trần (nơi trực tiếp đóng ấn lộc), ông cho biết: Năm nay, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch mãi đến 13 tháng Chạp mới quyết định chính thức việc đóng ấn giấy, nên thời gian triển khai của tổ từ rất hạn hẹp, xoay sở không kịp. Năm ngoái, tổ từ đền đóng 14,5 vạn cánh ấn lộc phát cho du khách từ 22h30’ đêm 14 tháng Giêng đến 3 giờ sáng hôm sau đã hết.

Mặc dù chưa thể thống kê cụ thể, nhưng theo ông Chiến lượng ấn năm nay nhiều hơn năm trước và thời gian phát ấn kéo dài gần một ngày rưỡi cũng thể hiện sự cố gắng lớn của nhà đền rồi. Còn việc UBND TP Nam Định phát ngôn: Sẽ đáp ứng đủ nhu cầu ấn cho khách đến hết tháng Giêng âm lịch, đó là ý kiến riêng của thành phố!

 
                                                                Theo NhanDan
 

Các tin khác

Cháu Thùy Dung đoạt giải nhì cuộc thi hát.
Không có hình ảnh
Tác phẩm Thời gian trôi qua của họa sĩ Kasabov.
Không có hình ảnh

Độc đáo tượng gốc tre phố cổ

“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh….”. Từ ngàn xưa, cây tre đã trở thành một hình ảnh quen thuộc với mỗi làng quê Việt Nam và nay khi đến với Hội An du khách không khỏi bị thu hút bởi những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được làm từ gốc tre.

Một góc nhìn về quan hệ dân tộc và hiện đại

Có thể coi việc chủ động tìm hiểu và lý giải về tính dân tộc, tính hiện đại và khảo sát mối quan hệ giữa chúng từ góc nhìn biện chứng - lịch sử là một trong các biểu hiện của các nền văn học - nghệ thuật có khả năng tự ý thức về sự phát triển của chính mình. Ở Việt Nam gần đây, một số vấn đề có liên quan tới tính dân tộc, tính hiện đại của văn học - nghệ thuật cũng đang được đặt ra để thảo luận, và ý kiến của họa sĩ - nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng dưới đây là một thí dụ để chúng ta tham khảo...

Là gái Mường em chẳng rực rỡ đâu

(HBĐT) - Tết năm nay là cái Tết đặc biệt của Phước - cô gái trẻ người dân tộc Mường đang hồi hộp chuẩn bị cho ngày lễ vu quy. Trong hành trang về nhà chồng của Phước, quý giá nhất là bộ trang phục truyền thống được bà và mẹ tận tâm sắm sửa cho đứa con, đứa cháu ngoan hiền. Lời cầu chúc tốt lành ẩn trong mỗi chi tiết của bộ trang phục khiến Phước càng ngắm càng cảm thấy rưng rưng hạnh phúc.

Suối

(HBĐT) - Ở miền núi, trừ các bình nguyên, hầu như xóm, bản nào cũng có suối - suối là khởi nguồn của sông, biển của đất nước. Nhà cửa chọc trời, xa lộ mênh mông ở các thành phố lớn cũng được hưởng lợi từ những con suối nhỏ này! Đâu chỉ là những đoàn người từ thành phố kéo về những Ao Vua, Khoang Xanh (Ba Vì - Hà Nội), thác Thăng Thiên (Kỳ Sơn), suối khoáng (Kim Bôi) - Hòa Bình trong những ngày du hí! Nhưng phải chăng, chỉ những người miền núi có gắn bó máu thịt mới hiểu rõ ngọn ngành về suối?.

Khao...

(HBĐT) - Cuối năm, bận quá, đủ thứ việc phải giải quyết...Sáng bảnh mắt có điện thoại của ông chú họ ở quê cho ý kiến: “Thứ bảy này, các cháu về quê có việc... Cả nhà nhé”. Việc quê, hẳn quan trọng mà không thể không là quan trọng được. Sơ sơ tình quê là liệu hồn...

Bảo tồn trò chơi dân gian trước nguy cơ mai một

(HBĐT) - Đầu xuân Nhâm Thìn, chúng tôi đã có dịp hoà mình vào nhiều lễ hội lớn của tỉnh như Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), Xên bản, xên mường (Mai Châu), Đu Vôi (Lạc Sơn), chùa Tiên (Lạc Thuỷ)... để cùng nhân dân nô nức vui xuân, đón năm mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục