Lãnh đạo huyện, ngành và đại diện nhân dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) cùng ôn lại truyền thống cách mạng tại nhà bia lưu niệm ở xóm Rồng (Hiền Lương).
(HBĐT) - Sáng 9/2, tại xóm Rồng, cấp uỷ, chính quyền xã Hiền Lương (Đà Bắc) đã tổ chức lễ khánh thành nhà bia lưu niệm khu di tích lịch sử cách mạng Tu Lý-Hiền Lương. Các đồng chí lãnh đạo huyện Đà Bắc, Báo Hoà Bình, Bảo tàng tỉnh, đại diện Đội tự vệ cứu quốc năm 1945, đông đảo các ngành, giới ở huyện, xã và nhân dân trên địa bàn đã về dự.
Nhà bia lưu niệm này là 1 trong 2 nhà lưu niệm được xây dựng tại 2 xã Tu Lý (xóm Mạ) và xóm Rồng (xã Hiền Lương) với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng. Nhà bia ở xóm Rồng được xây dựng trên khuôn viên 600 m2, tổng kinh phí trên 600 triệu đồng. Đây là công trình có ý nghĩa lịch sử, văn hoá nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng. Năm 1945, Hiền Lương và Tu Lý là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh Hoà Bình. Tháng 5/1945, Đội tự vệ cứu quốc gồm 21 đồng chí đã được thành lập tại Nà Trùng (Hiền Lương). Cùng với lực lượng cách mạng địa phương, Đội đã góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Hoà Bình và toàn quốc. Tới năm 1947, tại núi Rồng (cạnh đồi Nà Trùng), xã Hiền Lương, chi bộ Đảng cơ sở đầu tiên của huyện Đà Bắc đã được thành lập. Năm 1996, di tích này đã được Bộ VH-TT xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Tại lễ kỷ niệm, đại diện các cấp, ngành trong, ngoài tỉnh và đồng bào địa phương đã tiến hành nghi thức dâng hương tưởng niệm tại nhà bia lưu niệm./.
Văn Tưởng
Loạt ảnh chân dung được chụp rất tự nhiên của một cô gái sở hữu gương mặt thiên thần, đôi mắt to đen láy đầy biểu cảm và làn da trắng hồng đã khiến cư dân mạng Trung Quốc xôn xao mấy ngày qua.
“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh….”. Từ ngàn xưa, cây tre đã trở thành một hình ảnh quen thuộc với mỗi làng quê Việt Nam và nay khi đến với Hội An du khách không khỏi bị thu hút bởi những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được làm từ gốc tre.
Có thể coi việc chủ động tìm hiểu và lý giải về tính dân tộc, tính hiện đại và khảo sát mối quan hệ giữa chúng từ góc nhìn biện chứng - lịch sử là một trong các biểu hiện của các nền văn học - nghệ thuật có khả năng tự ý thức về sự phát triển của chính mình. Ở Việt Nam gần đây, một số vấn đề có liên quan tới tính dân tộc, tính hiện đại của văn học - nghệ thuật cũng đang được đặt ra để thảo luận, và ý kiến của họa sĩ - nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng dưới đây là một thí dụ để chúng ta tham khảo...
(HBĐT) - Tết năm nay là cái Tết đặc biệt của Phước - cô gái trẻ người dân tộc Mường đang hồi hộp chuẩn bị cho ngày lễ vu quy. Trong hành trang về nhà chồng của Phước, quý giá nhất là bộ trang phục truyền thống được bà và mẹ tận tâm sắm sửa cho đứa con, đứa cháu ngoan hiền. Lời cầu chúc tốt lành ẩn trong mỗi chi tiết của bộ trang phục khiến Phước càng ngắm càng cảm thấy rưng rưng hạnh phúc.
(HBĐT) - Ở miền núi, trừ các bình nguyên, hầu như xóm, bản nào cũng có suối - suối là khởi nguồn của sông, biển của đất nước. Nhà cửa chọc trời, xa lộ mênh mông ở các thành phố lớn cũng được hưởng lợi từ những con suối nhỏ này! Đâu chỉ là những đoàn người từ thành phố kéo về những Ao Vua, Khoang Xanh (Ba Vì - Hà Nội), thác Thăng Thiên (Kỳ Sơn), suối khoáng (Kim Bôi) - Hòa Bình trong những ngày du hí! Nhưng phải chăng, chỉ những người miền núi có gắn bó máu thịt mới hiểu rõ ngọn ngành về suối?.
(HBĐT) - Cuối năm, bận quá, đủ thứ việc phải giải quyết...Sáng bảnh mắt có điện thoại của ông chú họ ở quê cho ý kiến: “Thứ bảy này, các cháu về quê có việc... Cả nhà nhé”. Việc quê, hẳn quan trọng mà không thể không là quan trọng được. Sơ sơ tình quê là liệu hồn...