Người Dao Đà Bắc thi giã bánh dày tại Liên hoan văn hóa dân gian toàn quốc năm 2011.

Người Dao Đà Bắc thi giã bánh dày tại Liên hoan văn hóa dân gian toàn quốc năm 2011.

(HBĐT) - Men theo những khúc cua uốn lượn trong sương sớm đầu xuân, chúng tôi cùng các cán bộ phòng VH -TT huyện Đà Bắc lên đến cụm xã Mường Chiềng để cùng bà con nơi đây trẩy hội đầu xuân và phấn khởi cho ngày hội xuống đồng. Giờ đây, cuộc sống ở mảnh đất vùng cao đã có nhiều đổi thay, kinh tế phát triển đi lên, cái chữ cùng nếp sống văn hoá đã mang đến cho Đà Bắc một diện mạo mới.

 

Đà Bắc có 5 dân tộc anh em cùng đoàn kết sinh sống là Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái. Đồng bào các dân tộc sống xen kẽ rải rác trên địa bàn toàn huyện tạo nên bức tranh văn hoá nhiều màu sắc. Với đặc thù là một huyện đậm đà bản sắc văn hoá nhưng kinh tế còn nhiều khó khăn nên ngay từ năm 2000, khi phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được phát động, huyện Đà Bắc đã xác định mục tiêu cụ thể của phong trào là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, XĐ-GN gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hoá. Do đó, ngay từ khi phát động phong trào, BCĐ CVĐ các cấp đã xây dựng chương trình hoạt động chi tiết, cụ thể hàng tháng, hàng quý; đồng thời đề ra những giải pháp thiết thực phù hợp với từng địa bàn, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân.

 

Bà Nguyễn Thị Đinh, Trưởng phòng VH -TT huyện Đà Bắc cho biết: Dựa trên quan điểm tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc, BCĐ các cấp đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của bà con khi xây dựng quy ước, hương ước của KDC, nhất là về vấn đề cưới hỏi và tang lễ. Do đó, các quy ước, hương ước được xây dựng đảm bảo sự  hài hoà và phù hợp giữa đời sống văn hoá mới và bản sắc  riêng của từng dân tộc. Đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân nên người dân vui vẻ, phấn khởi và tự giác thực hiện các quy ước, nhiệt tình hưởng ứng các phong trào.

 

Là một huyện nghèo của tỉnh, công cuộc phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2011, Đà Bắc đã có nhiều nỗ lực để đạt được những bước tiến vượt bậc. Kinh tế tăng trưởng đạt 13%, thu nhập bình quân đạt 11, 2 triệu đồng/người/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Phong trào thi đua phát triển kinh tế, XĐ-GN đã thiết thực tạo đà cho phong trào xây dựng gia đình văn hoá. Nếu như năm 2000, toàn huyện mới chỉ có 36% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá thì đến nay, con số này đã tăng lên xấp xỉ 80%. Xuất hiện ngày càng nhiều gia đình văn hoá tiêu biểu như hộ các ông: Bàn Văn Xuân (xóm Phủ, xã Toàn Sơn), Hoàng Tiến Dũng (tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc), Đinh Công Tuấn (xóm Hào Phú, xã Hoà Lý)... Chỉ tiêu hàng năm về xây dựng gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá phát triển nên số lượng làng, bản văn hóa cũng ngày càng được phát triển, nhân rộng. Hiện nay, toàn huyện đang có trên 120 KDC tiên tiến và gần 100 làng đạt tiêu chuẩn văn hoá. Điển hình cho phong trào xây dựng làng, bản văn hoá là thị trấn Đà Bắc, các xã Hiền Lương, Hào Lý, Mường Tuổng, Mường Chiềng...

 

Các phong trào khác như xây dựng cơ quan, đơn vị, DN, trường học đạt chuẩn văn hoá, toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, học tập, lao động, sáng tạo... cũng đạt được nhiều kết quả phấn khởi.

 

Các phong trào trên giúp người dân tiếp cận với đời sống văn hoá mới, đồng thời giúp Đà Bắc lưu giữ lại được những nét đẹp của bản sắc văn hoá truyền thống. Giờ đây, từ trang phục, nhà ở, ẩm thực cho đến lễ hội truyền thống vẫn được người dân Đà Bắc lưu giữ khá trọn vẹn. Cụ Xa Thị Tẹn (xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng) cho biết: Theo đời sống mới, người dân đã biết làm ăn kinh tế để thoát nghèo, nhà nào cũng có tivi, xe máy. Nhưng cái cũ, truyền thống thì không bỏ đi, người Tày chúng tôi vẫn giữ phong tục nhuộm răng để cho răng chắc đẹp, vẫn mặc váy áo truyền thống. Tết nhà nhà làm lễ cơm mới tạ ơn trời đất, ông bà tổ tiên phù hộ cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt. Ra xuân tổ chức hội xuống đồng. Lớp trẻ hôm nay vẫn thích tập múa keng - loóng để không quên bản sắc dân tộc mình.

 

Sau hơn 11 năm nhìn lại, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở Đà Bắc đã góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho gần 6 vạn người dân nơi đây. Đời sống kinh tế ổn định, QP-AN được giữ vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm, tạo đà cho sự phát triển của các hoạt động xã hội, nâng cao mức hưởng thụ cho người dân. Song song với sự hội nhập phát triển, những bản sắc văn hoá dân tộc vẫn được giữ vững tạo nên rét riêng đáng trân trọng nơi mảnh đất vùng cao còn nhiều gian khó này.

 

                                                                            Dương Liễu

 

Các tin khác

Lãnh đạo huyện, ngành và đại diện nhân dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) cùng ôn lại truyền thống cách mạng tại nhà bia lưu niệm ở xóm Rồng (Hiền Lương).
Bắt đối tượng bán ấn giả.
Cháu Thùy Dung đoạt giải nhì cuộc thi hát.
Không có hình ảnh

Thời gian trôi, Vuông Nắng vẫn đọng

Trở lại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán, nhóm họa sĩ Ô Vuông Nắng đã đánh dấu 20 năm thành lập hiệp hội, qua cuộc triển lãm giới thiệu 97 tác phẩm tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM. Cuộc gặp gỡ giữa các nghệ sĩ Nga và công chúng hội họa TPHCM diễn ra trong những ngày đầu xuân ấm áp.

Vẻ đẹp nữ sinh trung học khiến cư dân mạng Trung Quốc “chao đảo”

Loạt ảnh chân dung được chụp rất tự nhiên của một cô gái sở hữu gương mặt thiên thần, đôi mắt to đen láy đầy biểu cảm và làn da trắng hồng đã khiến cư dân mạng Trung Quốc xôn xao mấy ngày qua.

Độc đáo tượng gốc tre phố cổ

“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh….”. Từ ngàn xưa, cây tre đã trở thành một hình ảnh quen thuộc với mỗi làng quê Việt Nam và nay khi đến với Hội An du khách không khỏi bị thu hút bởi những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được làm từ gốc tre.

Một góc nhìn về quan hệ dân tộc và hiện đại

Có thể coi việc chủ động tìm hiểu và lý giải về tính dân tộc, tính hiện đại và khảo sát mối quan hệ giữa chúng từ góc nhìn biện chứng - lịch sử là một trong các biểu hiện của các nền văn học - nghệ thuật có khả năng tự ý thức về sự phát triển của chính mình. Ở Việt Nam gần đây, một số vấn đề có liên quan tới tính dân tộc, tính hiện đại của văn học - nghệ thuật cũng đang được đặt ra để thảo luận, và ý kiến của họa sĩ - nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng dưới đây là một thí dụ để chúng ta tham khảo...

Là gái Mường em chẳng rực rỡ đâu

(HBĐT) - Tết năm nay là cái Tết đặc biệt của Phước - cô gái trẻ người dân tộc Mường đang hồi hộp chuẩn bị cho ngày lễ vu quy. Trong hành trang về nhà chồng của Phước, quý giá nhất là bộ trang phục truyền thống được bà và mẹ tận tâm sắm sửa cho đứa con, đứa cháu ngoan hiền. Lời cầu chúc tốt lành ẩn trong mỗi chi tiết của bộ trang phục khiến Phước càng ngắm càng cảm thấy rưng rưng hạnh phúc.

Suối

(HBĐT) - Ở miền núi, trừ các bình nguyên, hầu như xóm, bản nào cũng có suối - suối là khởi nguồn của sông, biển của đất nước. Nhà cửa chọc trời, xa lộ mênh mông ở các thành phố lớn cũng được hưởng lợi từ những con suối nhỏ này! Đâu chỉ là những đoàn người từ thành phố kéo về những Ao Vua, Khoang Xanh (Ba Vì - Hà Nội), thác Thăng Thiên (Kỳ Sơn), suối khoáng (Kim Bôi) - Hòa Bình trong những ngày du hí! Nhưng phải chăng, chỉ những người miền núi có gắn bó máu thịt mới hiểu rõ ngọn ngành về suối?.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục