Tốp ca nam, nữ “Đêm trăng Mai Châu” của ngành GD&ĐT huyện Mai Châu được trao giải A tại liên hoan.
(HBĐT) - Liên hoan giọng hát hay ngành GD&ĐT lần thứ nhất năm 2012 là một trong những tiêu điểm chào mừng 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong đời sống văn hoá, tinh thần của toàn ngành nói riêng và người hâm mộ nghệ thuật quần chúng của tỉnh nói chung. 67 tiết mục với sự tham gia của gần nghìn lượt diễn viên đã đem đến một không gian nghệ thuật nhiều cảm xúc.
Để đến được vòng toàn ngành, các thầy giáo, cô giáo-những diễn viên không chuyên đã qua những cuộc tuyển lựa khá gắt gao từ cơ sở. Trong 11 đoàn ngành GD&ĐT huyện, thành phố, nhiều địa phương đã tổ chức hội diễn quy mô và bài bản. Ngành GD Đà Bắc đã có “thâm niên” 4 lần tổ chức hội diễn toàn ngành; ngành GD Lương Sơn tổ chức sơ khảo tại 4 cụm trong toàn huyện với sự tham gia gần 800 lượt giáo viên; ngành GD Kỳ Sơn từng là đơn vị duy trì nhiều năm về phong trào văn hoá, văn nghệ. Qua hội diễn, GD&ĐT thành phố Hoà Bình chọn được các tiết mục xuất sắc, nổi bật đua tài cùng các đoàn bạn…Có được nền tảng đó, liên hoan đã tập trung được hầu hết các hạt nhân văn nghệ xuất sắc nhất của toàn ngành, tạo nên một sự kiện văn hoá, văn nghệ khá độc đáo. Đúng như tên gọi “Giọng hát hay”, 67 tiết mục đều có hát là chủ đạo nhưng các tiết mục đều được dàn dựng công phu, giàu ý tưởng, hội tụ khá nhiều các môn nghệ thuật khác. Sự phong phú và đa dạng trong chủ đề đã làm nên thành công của liên hoan. Một tốp ca nữ tươi trẻ của ngành GD&ĐT thành phố Hoà Bình lôi cuốn người xem bởi chất lượng nghệ thuật (hát, múa, xếp hình) với những cung bậc của âm thanh, sắc màu đem đến người xem những khát vọng vươn tới tầm cao mới, bài “Chắp cánh ước mơ”. Các tiết mục của của ngành GD&ĐT Đà Bắc (liên khúc Tổ quốc gọi tên mình), Kỳ Sơn (Ca ngợi Tổ quốc), Lạc Sơn (Đất Việt tiếng vọng ngàn đời), Lương Sơn (Đất nước tình yêu) không hề lên gân khi tôn vinh chủ đề đất nước, dân tộc trong tiết mục của mình. Trong đó, các phần múa phụ hoạ (diễn viên, đạo cụ, ý tưởng…) đều chứng tỏ được sự đầu tư. Nhiều tiết mục có tính nghệ thuật cao về chủ đề nhà giáo với sự thể hiện xuất sắc của các diễn viên quần chúng (phần phối bè của trường TH KT-KT tỉnh bài “Bài ca người giáo viên nhân dân), đơn ca của cô giáo Ngọc Hà (THPT Công Nghiệp) với “Người lái đò thầm lặng”; thầy Tuấn Sơn (THPT Đoàn Kết - Tân Lạc) với “Biết ơn thầy giáo”; cô giáo Lê Na(PTDTNT tỉnh) với bài “Cô giáo bản vùng cao”.... Mọi miền quê như đã “hội tụ” về đây, (Quan họ Bắc Ninh - ngành GD&ĐT Yên Thuỷ), hình ảnh miền đất Tây Nguyên bất khuất, hào hùng( THPT Nam Lương Sơn), hình ảnh Bác Hồ với Việt Bắc (Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó -THPT Cù Chính Lan). Đến với hội diễn đã là thành công của mỗi đoàn, nhất là các đơn vị trường vùng cao, khó khăn như PTDTNT Mường Chiềng, THPT Mường Chiềng (Đà Bắc), THPT Lũng Vân (Tân Lạc). Đồng thời, ở mỗi tiết mục các đoàn, các diễn viên đều luôn chứng tỏ được sự cố gắng, nỗ lực trong điều kiện có thể. Điều đó, đã góp phần tạo nên âm hưởng tốt từ liên hoan. Vì thế, không quá lời khi thấy rằng, việc ngành trao giải cho tất cả các tiết mục là chính đáng, không hề mang tính hay quân bình chủ nghĩa( 27 giải A, 30 giải B, 10 giải B và 7 giải phụ). Bởi mỗi tiết mục đã về dự vòng tỉnh đã hội tụ tương đối các yêu cầu trong chấm điểm ( nội dung, hình thức, phong cách, năng lực của diễn viên).
Một liên hoan thành công về mọi mặt (chất lượng nghệ thuật, công tác tổ chức, sự nhiệt tình, tâm huyết của các đoàn…). Tuy nhiên vẫn thấy rằng, số tiết mục hát về quê hương, con người Hoà Bình không nhiều, nhất là nét bản sắc văn hoá dân tộc Mường. Trong đó, hình ảnh các dân tộc của tỉnh (Mường, Thái, Tày, Dao, Mông…) khá mờ nhạt. Những tiết mục của đoàn ngành GD&ĐT Mai Châu như “Đêm trăng Mai Châu” với hình ảnh các chàng trai, cô gái Thái cùng sắc màu thổ cẩm gợi cảm hay trường PTDTNT Lạc Sơn có “Lời thương” với hình ảnh trang phục dân tộc Mường hay cô giáo Lê Na hoá thân thành cô giáo Mông cùng đàn em thân yêu (Cô giáo bản vùng cao); một số tiết mục khác như: Hương sắc vùng cao (DTNT liên xã Hang Kia-Pà Cò), Bức tranh thổ cẩm (PTDTNT Mường Chiềng), Tình rừng Hoà Bình (THPT Đại Đồng), Đưa em xuống chợ ( GD&ĐT Mai Châu), sông Đà xưa và nay (THPT Cao Phong)... đã phần nào lấy lại phần nào sự hao khuyết đó. Tỉnh ta có 7 dân tộc chủ yếu, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 61,8%. Trong tổng số 16.589 cán bộ, giáo viên toàn ngành có tới 9.237 là thầy, cô giáo người dân tộc thiểu số (55,68%) nhưng số diễn viên “vận” các trang phục dân tộc ở tỉnh không nhiều (nhất là trang phục dân tộc Mường). Một liên hoan quần chúng quy mô, hoành tráng nhưng vẫn gợn lên tiếc nuối. Với sự “thiếu vắng” đó, rất cần sự vào cuộc của những người làm công tác tư tưởng, công tác truyền thông; trong đó, việc định hướng, chỉ đạo, hoặc các gợi ý trong xây dựng tiết mục cũng hết sức cần thiết. Bởi lẽ qua hoạt động văn hoá, văn nghệ, có thể đem lại cho các em học sinh những hình ảnh về quê hương, đất nước, con người Việt Nam nói chung và quê hương Hoà Bình nói riêng. Trong đó, nét bản sắc văn hoá dân tộc của tỉnh cũng luôn cần được gợi nhắc, tôn vinh…
Bùi Huy
(HBĐT) - Ngày 2/11, Liên hoan phim thiếu nhi Quốc tế “Thế giới nước” nằm trong khuôn khổ Dự án Kết nối Trẻ em của tổ chức Childfund tại Việt Nam năm 2012 đã diễn ra tại thành phố Hòa Bình với sự tham dự của hàng trăm trẻ em, các bậc phụ huynh, giáo viên và đại diện cộng đồng.
(HBĐT) - Đã hẹn trước nên chúng tôi được chủ đảo Dừa cho thuyền đón ở bến Thung Nai. Trước khi đến đảo, người lái thuyền đưa chúng tôi thăm một số điểm du lịch nổi tiếng ở vùng hồ như điểm du lịch tâm linh đền Chúa Thác Bờ, động thác Bờ...
(HBĐT) - Vừa qua, Hội LHPN huyện Kim Bôi đã tổ chức lễ ra mắt mô hình: “Sử dụng hiệu quả Báo Phụ nữ Việt Nam, Chuyên đề Dân tộc và Miền núi” của chi hội phụ nữ xóm Muôn, xã Kim Sơn.
(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên, mà từ xa xưa, người dân Hoà Bình đã lưu truyền về 4 Mường danh tiếng “Bi, Vang, Thàng, Động” cùng những giai thoại, hình ảnh, nét bản sắc văn hoá đậm nét của mỗi Mường. Trong đó, cụm từ Mường Vang gần như đại diện cho đời sống KT - VH của huyện Lạc Sơn rộng lớn. Là một trong những trung tâm của nền văn hoá Hoà Bình, nên Lạc Sơn cũng hội tụ và lưu giữ được những kho giá trị văn hoá phi vật thể như dân ca Mường (hát Đúm, Rằng Thường, Bộ Meẹng) dân vũ, nhạc cụ cồng chiêng... Trong đó, dân ca Mường đã trở thành một “đặc sản” trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Mường Vang.
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có 175 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có 35 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh. Hoà Bình là cái nôi của người Mường (người Việt cổ), bản sắc văn hoá được thể hiện qua phong tục, tập quán của các dân tộc Mường, Dao, Thái, Tày, Mông, Hoa, còn được lưu giữ khá nguyên vẹn với trên 30 lễ hội cộng đồng dân tộc. Vùng hồ Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển du lịch quốc gia.
(HBĐT) - Ngày 27/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu, xuất sắc 5 năm giai đoạn 2007- 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh dự và chủ trì hội nghị.