Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh thực hiện nghi lễ dâng hương.

Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh thực hiện nghi lễ dâng hương.

(HBĐT) - Ngày 13/2 (ngày mồng 4 Tết), huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ khai hội Chùa Tiên xã Phú Lão năm 2013. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện Lạc Thủy, xã Phú Lão; lãnh đạo một số huyện trong, ngoài tỉnh và đông đảo phật tử, du khách thập phương. Về phía Giáo Hội Phật giáo có đại đức Thích Đức Nguyên, UV Hội đồng trị sự T.Ư Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hòa Bình.

 

Lễ hội Chùa Tiên chính được tổ chức trong 3 ngày (4 – 6 âm lịch). Lễ hội thường kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội năm 2013 gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra trang nghiêm với phần hành lễ dâng hương - tuyên trạng. Theo các sắc phong hiện còn được lưu giữ thì các vị thần được thờ tại cụm di tích là Tam vị Tản viên và tứ vị Thánh Nương. Các vị này đều được phong là Thượng đẳng thần. Sau phần lễ là màn biểu diễn nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình. Trong các ngày mùng 5, 6 âm lịch còn diễn ra các trò chơi dân gian như kéo co, ném còn…

 

Hàng ngàn phật tử và du khách đã nô nức trẩy hội, dâng hương, cầu tài, cầu lộc, cầu mùa màng bội thu... Quần thể danh thắng Chùa Tiên là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia với 17 điểm động, gồm: quán Trình, đền Mẫu, chùa Tiên và 14 động tự nhiên tuyệt sắc như: Tam Toà, Linh Sơn, Suối Bạc, Mẫu Long… Trong đó, 15 điểm động đã được Bộ VH-TT&DL xếp hạng cấp quốc gia.

 

Từ mùa năm 2012, lễ hội do UBND huyện trực tiếp tổ chức quản lý các hoạt động. Công tác đảm bảo ANTT, vệ sinh môi trường, VSATTP có nhiều chuyển biến tốt hơn so với các năm trước do xã Phú Lão quản lý. Điểm mới trong mùa lễ hội năm 2013 là BQL di tích huyện đã hoàn thành việc tu sửa các hạng mục của chùa. Bổ sung thêm 31 pho tượng mới, trị giá hàng chục tỉ đồng từ nguồn công đức và cung tiến. Hàng năm, khu di tích danh thắng Chùa Tiên thu hút trên 300.000 lượt khách đến thăm quan. Riêng ngày khai hội đã thu hút khoảng 5.000 lượt khách.

 

 

                                                                            Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác

Keeng loóng là màn biểu diễn không thể thiếu trong lễ hội Xên Mường huyện Mai Châu.
Ông Nguyễn Văn Xuyến và gia đình xum vầy trong ngày Tết.
Không có hình ảnh
Hàng năm, lễ hội chùa Hang luôn thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến vui hội.

Lên bản Mông vui Tết Notra

(HBĐT) - Rời thành phố Hoà Bình, theo QL6, chúng tôi thẳng tiến đến Mai Châu để đón Tết Notra cùng đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Tháng chạp, đèo Thung Khe, rừng già Tân Sơn bồng bềnh trong sương. Giữa trưa mà sương ùa vào cửa kính ô tô thấm ướt vai áo. Ai cũng dự đoán lên đến Pà Cò sẽ càng mờ ảo hơn. Nhưng thật bất ngờ! Hết khu rừng già, sương mù tan biến đâu hết, Pà Cò hiện ra giữa sắc hanh vàng của đất trời vừa độ chớm xuân thật kỳ vĩ.

Cơ bản hoàn thành công trình biểu tượng TP Hoà Bình phục vụ nhân dân dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ

(HBĐT) - Tối  8/2 (ngày 28 tháng 12 âm lịch), lãnh đạo TP Hoà Bình đã đi kiểm tra công trình biểu tượng TP Hoà Bình được đặt tại ngã 6, đầu cầu phía bờ trái sông Đà thuộc phường Tân Thịnh.

Thơ chúc Tết năm Tỵ của Bác Hồ

(HBĐT) - Sau 30 năm xa cách, ngày 28/1/1941, Bác Hồ bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng, dẫn lối đưa đường cho dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước.

Bảo tồn và phát triển trò chơi dân gian trong các lễ hội

(HBĐT) - Mỗi khi Tết đến, xuân về, người dân lại nô nức đón xuân, vui Tết bằng những lời ca, tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của quê hương mình. Việc tổ chức trò chơi dân gian truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán không chỉ tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hoá lâu đời.

Giữ gìn ngọn lửa yêu thương trong mỗi gia đình

(HBĐT) - Tại hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh giai đoạn 2007- 2012 tổ chức vừa qua, nhiều mô hình gia đình điển hình đã được tôn vinh. Mỗi gia đình được ví như một bông hoa đẹp giữa cuộc sống đời thường đầy hương sắc. Tết đến, xuân, về chúng tôi có dịp thăm một số gia đình văn hóa tiêu biểu. Mỗi gia đình có hoàn cảnh riêng nhưng mỗi thành viên trong gia đình đều có một điểm chung là sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ giúp họ vượt qua mọi bộn bề khó khăn trong cuộc sống đời thường.

Sức sống của các áng Mo trong đời sống của người Mường

(HBĐT) - Người Mường cũng như nhiều dân tộc anh em khác có một nền văn hóa từ lâu đời và đậm đà bản sắc. Trong kho tàng văn hóa phong phú của mình, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mo Mường là một hiện tượng văn hóa đặc sắc mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của người Mường. Trải qua hàng ngàn năm, mo Mường vẫn hiện hữu trong đời sống của người Mường Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục