Ban đại diện Phật giáo TP.Hòa Bình và lãnh đạo MTTQ tỉnh tặng quà Tết cho các hộ gia đình nghèo xã Hiền Lương (Đà Bắc).
(HBĐT) - Tạm xa những lo toan, bộn bề của cuộc sống đời thường, chúng tôi có mặt tại chùa Hoà Bình Phật Quang Tự vào một ngày cuối năm. Khác với những ngày rằm, mồng một, quang cảnh chùa vắng vẻ, tĩnh lặng hơn. Thắp nén nhang thơm, chắp tay trước đức Phật cầu mong cho gia đình, người thân luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, làm ăn phát tài. Bất kỳ ai đứng trước đức Phật đều trang nghiêm, thanh tịnh, cảm thấy tâm hồn tĩnh tại, hướng đến điều thiện.
Gặp gỡ, trò chuyện với bà Nguyễn Thị Vân, Thư ký Ban đại diện Phật giáo TPHB được biết: Đền, chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh để người dân và Phật tử hành hương lễ bái cầu lộc, cầu tài, cầu nguyện quốc thái, dân an để mọi gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Những năm gần đây, công tác chùa cảnh trên địa bàn được quan tâm bước đầu đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của bà con. Đến nay, riêng khu văn hóa tâm linh thành phố Hòa Bình, Ban đại diện đã xây dựng xong ngôi chùa với diện tích sàn 650 m2 và đền thờ mẫu dân gian diện tích sàn 800 m2. Song song với công tác hoàn thiện, nhà chùa đã triển khai xây dựng một tháp chuông có tầm cỡ lớn nhất nhì so với các chùa ở Việt
Đại đức Thích Đức Nguyên, Trưởng ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Hoà Bình, trụ trì chùa Hoà Bình Phật Quang Tự cho biết: việc bầu ra Ban trị sự Phật giáo cấp tỉnh tại Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ nhất nhiệm kỳ 2012- 2017 vào tháng 11 vừa qua là sự kiện lớn và có ý nghĩa, đáp ứng mong mỏi của các tăng ni, Phật tử trên địa bàn. Sự kiện này cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với chính sách tôn giáo. Ban trị sự Phật giáo tiếp tục phát huy truyền thống “hộ quốc, an dân”, thuyết giảng về giáo lý và vận động tín đồ thực hiện nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia học tập và thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo nhằm hướng tới sống tốt đời, đẹp đạo. Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng công tác từ thiện xã hội đã được Phật giáo tỉnh xác định là một trọng tâm Phật sự của nhiệm kỳ. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày thương binh- liệt sĩ 27/7, lễ, tết, Phật giáo tỉnh và phật tử đều đi thăm, tặng quà các gia đình chính sách. Trong đó, lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ đã gây được cảm tình lớn đối với Phật tử và nhân dân. Hưởng ứng CVĐ “Ngày vì người nghèo”, Phật giáo tỉnh phối hợp với MTTQ tặng từ 300- 500 suất quà Tết cho đồng bào nghèo, hỗ trợ tặng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo; ủng hộ bằng tiền mặt cho các quỹ xóa đói - giảm nghèo, đền ơn- đáp nghĩa; tặng quà, xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó. Mỗi khi trong nước hay địa phương có thiên tai, Phật giáo tỉnh và bà con Phật tử đều chung tay quyên góp với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, động viên giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Theo số liệu sơ bộ tổng hợp của Hội Phật giáo tỉnh, trong những năm qua, công tác xã hội mà Phật giáo đã làm với tổng số tiền trên 600 triệu đồng. Đặc biệt, phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, gắn bó với dân tộc của Phật giáo Việt Nam, thực hiện phương châm: Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một thành viên trong khối đại đoàn kết dân tộc trong ngôi nhà MTTQ Việt Nam, Phật giáo Hòa Bình luôn hưởng ứng tích cực các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Cùng với các đoàn thể xã hội thực hiện các CVĐ và thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Hương Lan
(HBĐT) - Mỗi độ hoa đào đua nhau khoe sắc, cánh én chao nghiêng giữa bầu trời xanh cũng là lúc mùa xuân đã về, năm mới đã sang và khắp các làng quê của xã Yên Trị (Yên Thủy) lại náo nức vào mùa trẩy hội - lễ hội chùa Hang. Có lẽ hiếm nơi nào lại được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa kỳ vĩ và cũng thật độc đáo như chùa Hang - Hang Chùa mà cổ nhân gọi tên Văn Quang Động. Bởi lẽ chùa được xây dựng trong hang động núi non hùng vĩ, nhũ đá rêu phong tạo sự tôn nghiêm mà không kém phần nên thơ, huyền ảo.
(HBĐT) - Rời thành phố Hoà Bình, theo QL6, chúng tôi thẳng tiến đến Mai Châu để đón Tết Notra cùng đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Tháng chạp, đèo Thung Khe, rừng già Tân Sơn bồng bềnh trong sương. Giữa trưa mà sương ùa vào cửa kính ô tô thấm ướt vai áo. Ai cũng dự đoán lên đến Pà Cò sẽ càng mờ ảo hơn. Nhưng thật bất ngờ! Hết khu rừng già, sương mù tan biến đâu hết, Pà Cò hiện ra giữa sắc hanh vàng của đất trời vừa độ chớm xuân thật kỳ vĩ.
(HBĐT) - Tối 8/2 (ngày 28 tháng 12 âm lịch), lãnh đạo TP Hoà Bình đã đi kiểm tra công trình biểu tượng TP Hoà Bình được đặt tại ngã 6, đầu cầu phía bờ trái sông Đà thuộc phường Tân Thịnh.
(HBĐT) - Sau 30 năm xa cách, ngày 28/1/1941, Bác Hồ bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng, dẫn lối đưa đường cho dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước.
(HBĐT) - Mỗi khi Tết đến, xuân về, người dân lại nô nức đón xuân, vui Tết bằng những lời ca, tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của quê hương mình. Việc tổ chức trò chơi dân gian truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán không chỉ tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hoá lâu đời.
(HBĐT) - Tại hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh giai đoạn 2007- 2012 tổ chức vừa qua, nhiều mô hình gia đình điển hình đã được tôn vinh. Mỗi gia đình được ví như một bông hoa đẹp giữa cuộc sống đời thường đầy hương sắc. Tết đến, xuân, về chúng tôi có dịp thăm một số gia đình văn hóa tiêu biểu. Mỗi gia đình có hoàn cảnh riêng nhưng mỗi thành viên trong gia đình đều có một điểm chung là sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ giúp họ vượt qua mọi bộn bề khó khăn trong cuộc sống đời thường.